1. Bệnh xã hội lây lan qua đường Tình dục lây truyền như thế nào?
Một số tác nhân lây lan qua đường tình dục sống trên da quanh dương vật, âm đạo hoặc hậu môn. Bạn có thể bị lây những bệnh lý lây lan qua đường tình dục nếu da bạn tiếp xúc với da những người bị nhiễm các bệnh này dù bạn không giao hợp với người đó.
Một số tác nhân khác gây ra các bệnh lý lây lan qua đường tình dục (HIV và viêm gan siêu vi B) được lây truyền do tiếp xúc với máu bị nhiễm và dịch tiết.
Nói chung, các bệnh lý lây lan qua đường tình dục được lây truyền không chỉ qua tiếp xúc giao hợp mà qua cả đường miệng và bề mặt da tổn thương.
2. Dùng bao cao su khi quan hệ có bị lấy bệnh xã hội không
Các báo cáo cho thấy dù bạn sử dụng bao cao su 100% nhưng vẫn có khoảng 3-15% bao cao su bị rỉ, trào hay bị thủng lỗ.
Bao cao su chỉ che chắn những phần thuộc phạm vi mà bao cao su phủ kín, do đó có những nơi chưa biểu hiện bệnh nhưng vẫn chứa rất nhiều mầm mống gây bệnh nên vẫn có thể lây lan các bệnh lý lây lan qua đường tình dục.
3. Hướng dẫn dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
Đối với những người muốn đảm bảo an toàn tình dục thì cần nắm rõ cách dùng bao cao su. Bao cao su nay đã có loại dành cho nữ. Cụ thể là chú ý một số điều sau:
- Bao cao su phải còn hạn sử dụng, còn nguyên vẹn, kích cỡ vừa vặn.
- Bao cao su phải được đeo đúng chiều, bao trọn lấy dương vật từ đầu tới gốc. Bên trong bao không có không khí để chừa chỗ cho tinh dịch.
- Khi quan hệ xong phải giữ để bao không tuột và đảm bảo không bị rớt tinh dịch ra ngoài.
- Rút bao xong nên vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt không nên quan hệ tiếp mà không có bao vì tinh dịch vẫn có thể tiết ra trong 2 tiếng sau khi xuất tinh.
- Không nên đeo 2 bao cùng lúc, hãy chọn loại dẻo dai hơn. Đặc biệt chú ý tuyệt đối không làm rách, thủng, tuột bao sẽ rất nguy hiểm.
4. Dấu hiệu mắc bệnh xã hội
Thông thường, giai đoạn đầu các bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục không có triệu chứng biểu hiện bên ngoài do đó chỉ có thể biết được bằng cách xét nghiệm. Tuy nhiên, bạn có thể có các triệu chứng như:
- Đau khi đi tiểu, tiểu gấp, tiểu dắt hoặc đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu ra máu, ra mủ.
- Khí hư bất thường về mùi, màu sắc hay số lượng.
- Chảy máu bất thường giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu nhiều, kéo dài.
- Ngứa âm đạo.
- Phát ban, nổi mụn và tổn thương da.
- Đau vùng xương chậu.
Đặc biệt, những triệu chứng đó có thể mất đi nhưng những mầm mống gây bệnh vẫn tồn tại và vẫn tiếp tục lây truyền bệnh.
5. Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục có trị hết không?
Một số bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục có thể được điều trị hết nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc nấm, một số khác nếu tác nhân gây bệnh là virus như nhiễm bóng nước sinh dục Herpes, Viêm gan B hay HIV thì không chữa trị dứt điểm được. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh càng sớm thì càng dễ điều trị và càng hạn chế được mức độ ảnh hưởng mà bệnh tật gây ra cho bạn.
6. Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục ảnh hưởng như thế nào khi mang thai?
Một số các bệnh xã hội lây qua đường tình dục đặc biệt là những bệnh do nhiễm virus có thể qua thai Nhi và có thể gây sẩy thai, dị tật thai, sanh non, thai Nhi có thể bị suy dinh dưỡng...
7. Cách phòng tránh các bệnh xã hội lây qua đường tình dục
Để phòng tránh các bệnh lý lây lan qua đường tình dục bạn nên giữ quan hệ tình dục lành mạnh với một bạn tình và người đó cũng hoàn toàn không mắc các bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục. Thật ra, không có một biện pháp phòng ngừa nào có thể bảo đảm chắc chắn bạn không bị lây các bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục 100%.