Tên gọi khác: Viêm gan siêu vi B
Triệu chứng
Các triệu chứng Viêm gan B hay Viêm gan siêu vi B có thể xuất hiện từ 6 tuần đến 6 tháng sau khi bị nhiễm virut, trung bình là 3-4 tháng
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán.
Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT hoặc PTT), công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và xét nghiệm đo thời gian Prothrombin.
Điều trị
Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan B. Có thể điều trị viêm gan B mãn tính bằng thuốc Interferon alpha hoặc thuốc kháng virut như Entecavir hay Tenofovir
Tổng quan
Viêm gan siêu vi B hay Viêm gan B là bệnh gì?
Viêm gan B hay Viêm gan siêu vi B là bệnh nhiễm trùng do virut, gây tổn thương gan. Virut viêm gan B lây lan qua đường máu, đường Tình dục hoặc do mẹ truyền sang con. Hiện có vắc-xin ngừa viêm gan B.
Triệu chứng
Các triệu chứng Viêm gan B hay Viêm gan siêu vi B có thể xuất hiện từ 6 tuần đến 6 tháng sau khi bị nhiễm virut, trung bình là 3-4 tháng. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, chán ăn, sốt, buồn nôn và đau bụng. Một số người bị vàng da, vàng mắt.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán.
Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT hoặc PTT), công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin.
Điều trị
Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan B. Có thể điều trị viêm gan B mãn tính bằng thuốc Interferon alpha hoặc thuốc kháng virut như Entecavir hay Tenofovir. Một số trường hợp bệnh gây Suy gan có thể được chỉ định ghép gan.
Nguyên nhân
Viêm gan B là bệnh do virut viêm gan B (HBV) gây ra.
Mô tả
Đa số gặp ở người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B 'cấp tính' trong thời gian ngắn.
Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh này thì đều bị nhiễm bệnh viêm gan B.
Khi bạn nhiễm HBV từ 6 tháng trở lên, bạn được coi là mắc bệnh mãn tính.
Phân loại giai đoạn viêm gan B
Viêm gan cấp tính: Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người nghiện thuốc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
Viêm gan mãn tính: Phần lớn khi bị viêm mãn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mãn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan. Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, mạch máu hình mạng nhện. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú to như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormon giới tính).
Đối tượng dễ mắc viêm gan B
Nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh viêm gan B là do thiếu hiểu biết. Theo thống kê cho biết, người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân là do họ có khả năng miễn dịch thấp, dễ bị virut xâm nhập. Vì vậy phải có những hiểu biết đúng đắn từ đó có biện pháp phòng chữa thật tốt.
Người lớn tuổi: Cơ quan bên trong của cơ thể sẽ bị lão hóa dần dần khi chúng ta già đi, trong đó gan là cơ quan mà chúng ta thấy sự thay đổi rõ rệt nhất. Như vậy chức năng giúp gan hấp thụ dinh dưỡng, chuyển hóa các chất trong cơ thể cũng như là giải độc gan sẽ suy giảm, khi đó các tế bào gan sẽ có biểu hiện của sự già hóa ở những mức độ khác nhau. Sau khi gan bị tổn thương sẽ làm khả năng hồi phục kém đi, đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Do vậy, người lớn tuổi có nguy cơ bệnh rất cao.
Trẻ em: Gan của trẻ em so với người lớn thì lượng máu cung cấp rất dồi dào, khả năng tái tạo tế bào gan mạnh, nhưng hệ miễn dịch ở trẻ em lại chưa trưởng thành không thể loại bỏ những virut nhanh chóng. Do vậy, virut sẽ ở lại trong các tế bào của cơ thể sinh sôi và trẻ em lại trở thành nạn nhân của virut viêm gan B.
Phụ nữ mang thai: Theo chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai dễ nhiễm bệnh hơn so với những người bình thường khác. Nguyên nhân chính là do khi mang thai đứa trẻ trong bụng sẽ cần mẹ cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, khả năng kháng thể trong cơ thể của người mẹ cũng vì vậy mà giảm đi, khi virut xâm nhập sẽ không đủ khả năng để chống lại. Điều này đồng nghĩa với việc không những người mẹ là nạn nhân, mà tới cả đứa con trong bụng cũng là nạn nhân của viêm gan B.
Con đường lây truyền chủ yếu của viêm gan B chủ yếu qua máu, truyền từ mẹ sang con, quan hệ tình dục… Muốn phòng chống viêm gan B thì chúng ta phải nắm rõ những con người lây truyền của nó, sau đó phải đi tiêm vacxin viêm gan B. Như vậy mới có thể phòng chống viêm gan B tốt nhất. Những người đã nhiễm viêm gan B phải có tinh thần lạc quan, tích cực chữa trị, tránh làm tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.
Phòng ngừa
Lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con qua đường sinh nở là một trong những nguyên nhân gây viêm gan B.
Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B
Bạn có thể bị nhiễm nếu có sinh hoạt tình dục không an toàn với người bị viêm gan B. Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu dùng chung dụng cụ tình dục nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su. Virut có trong dịch tiết của người nhiễm và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ và phát triển trong trực tràng và âm đạo của bạn khi quan hệ tình dục.
Lây truyền qua sử dụng chung kim tiêm
Virut viêm gan B dễ dàng lây truyền qua bơm kim tiêm có dính máu bị nhiễm. Điều này giải thích tại sao dùng chung kim tiêm khi chích ma tuý khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm HBV. Nguy cơ của bạn cũng tăng nếu bạn thường xuyên tiêm chích hoặc có hành vi tình dục không an toàn. Mặc dù tránh tiêm chích là cách phòng ngừa đáng tin cậy nhất, song có thể bạn không chọn cách này.
Lây truyền tình cờ qua các vết đâm, chọc
Viêm gan B là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhân viên y tế và những người có tiếp xúc với máu người. Nếu bạn ở trong trường hợp này, bạn nên tiêm vaccin viêm gan B ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc khi xử lý kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn khác.
Lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con qua đường sinh nở
Phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B có thể truyền virut sang con. Nếu bạn bị viêm gan B, cho con của bạn tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virut cho con của bạn.
Truyền máu
- Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy xước, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích ma túy, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
- Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai… Ở những cơ sở y tế không đảm bảo.
Điều trị
Phòng tránh nhiễm HBV:
Tiêm vắc xin viêm gan B
Vắc-xin viêm gan B đã có từ năm 1981. Nó gồm 3 mũi tiêm có khả năng bảo vệ trên 90% cho cả người lớn và trẻ em. Hầu như ai cũng có thể tiêm vắc-xin, kể cả trẻ em, người già và những người bị tổn thương hệ miễn dịch. Trẻ em thường được tiêm ngay trong năm đầu tiên sau khi sinh - thường vào 2, 4 và 9 tháng tuổi. Tác dụng phụ thường nhẹ và bao gồm: Ốm, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và đau hoặc sưng tại vị trí tiêm.
Trong những năm gần đây, đã nảy sinh mối lo ngại là việc tiêm vắc-xin có thể gây ra bệnh tự miễn nghiêm trọng, nhất là bệnh xơ cứng rải rác - một bệnh có khả năng gây tàn phế ảnh hưởng đến não và tuỷ sống. Mối lo sợ này bùng lên trong những năm 1990 khi một số người bị bệnh xơ cứng rải rác một thời gian ngắn sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B.
Vào tháng 2/2001, kết quả nghiên cứu dài ngày đầu tiên về vắc-xin viêm gan B và bệnh xơ cứng rải rác đã được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine. Theo nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ở Trường Y tế công cộng Harvard không thấy có mối liên quan giữa việc tiêm vắc-xin Engerix-B và bệnh xơ cứng rải rác.Một số người cũng lo ngại là việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ em có thể góp phần gây ra hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ.
Từ năm 1991 và 1998, 18 trẻ sơ sinh đã chết sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B, nhưng các nhà nghiên cứu đã không thể chứng minh được mối liên quan trực tiếp giữa các trường hợp tử vong và vắc-xin.
Mặc dù tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và những người khác khỏi viêm gan B, các biện pháp dưới đây có thể cũng giúp giữ an toàn cho bạn:
Giáo dục cho bản thân và những người khác. Bạn cần hiểu HBV là gì và cách thức lây truyền của virut.
Biết về tình trạng viêm gan B của bạn tình. Không sinh hoạt tình dục mà không có biện pháp bảo vệ trừ khi bạn chắc chắn là bạn tình của bạn không bị nhiễm HBV, HIV hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục nào khác.
Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Nếu bạn không biết về tình trạng sức khỏe của bạn tình, hãy sử dụng bao cao su mới mỗi khi quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo. Nếu bạn dị ứng với latex, hãy sử dụng bao cao su bằng chất dẻo (polyurethan).
Sử dụng kim tiêm vô trùng. Nếu bạn sử dụng kim để tiêm chích, phải đảm bảo kim tiêm vô trùng, và không dùng chung kim tiêm. Tham gia vào chương trình đổi kim tiêm trong cộng đồng nơi bạn sinh sống và cân nhắc điều trị cai nghiện ma tuý.
Nói với bác sĩ nếu bạn sắp đi du lịch quốc tế. Nếu bạn định đi du lịch xa tới vùng có dịch viêm gan B, hãy hỏi bác sĩ về vắc-xin viêm gan B từ trước. Việc tiêm chủng thường gồm 3 mũi tiêm trong thời gian 6 tháng.
Thận trọng với các sản phẩm máu ở một số nước. Mặc dù việc cung cấp máu hiện nay ở Mỹ đã được sàng lọc kỹ, nhưng điều này không phải luôn đúng ở các nước khác. Nếu trường hợp khẩn cấp bắt buộc bạn phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu ở một nước khác, hãy làm xét nghiệm HBV ngay khi bạn trở về nhà.
Nếu bạn có thai, hãy đi xét nghiệm viêm gan B.
Phòng tránh lây nhiễm HBV:
Thực hành tình dục an toàn. Cách rõ ràng nhất để bảo vệ bạn tình của bạn khỏi nhiễm HBV là tránh những việc khiến họ phải tiếp xúc với máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo. Ngoài ra, hãy tuân theo hướng dẫn về tình dục an toàn, bao gồm sử dụng bao cao su mới mỗi khi có quan hệ tình dục. Nếu bạn sử dụng dụng cụ kích dục, không dùng chung.
Nói với bạn tình rằng bạn bị HBV. Cần nói cho những người mà bạn có quan hệ tình dục biết rằng bạn bị nhiễm HBV. Bạn tình của bạn cần được xét nghiệm và điều trị nếu họ nhiễm virut. Họ cũng cần biết về tình trạng HIV của họ để tránh lây nhiễm cho người khác.
Không dùng chung bơm kim tiêm. Nếu bạn tiêm chích ma tuý, đừng bao giờ dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
Không cho máu hoặc tạng.
Không dùng chung dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng. Chúng có thể dính máu nhiễm bệnh. Một số chuyên gia cũng gợi ý không dùng chung lược, bàn chải tóc và bấm móng tay.
Nếu bạn có thai, phải nói cho bác sĩ biết bạn bị nhiễm HBV. Bằng cách đó, con của bạn sẽ được điều trị sớm ngay sau khi sinh.