Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tụy

04/06/2021
Các yếu tố nguy cơ của ung thư tụy

Nguy cơ mắc ung thư tụy có khoảng 1% cơ hội phát triển bệnh. Ung thư tụy di truyền ít phổ biến hơn. Chúng thường xảy ra khi đột biến gen hoặc thay đổi được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ tiếp theo trong một gia đình. Ngoài ra, còn có một số yếu tố rủi ro là tăng khả năng mắc bệnh này như: hút thuốc, tuổi, tiền sử mắc bệnh....

1. Ung thư tụy

Ung thư tụy xảy ra khi các khối u hình trong tuyến tụy - là cơ quan đằng sau dạ dày có chức năng tiêu hoá. Bệnh này phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới và thường xảy ra sau 45 tuổi. Ung thư tụy có xu hướng lây lan âm thầm trước khi được chẩn đoán. Chình vì điều này khiến nó trở thành một trong những chẩn đoán ung thư nguy hiểm nhất.

Ung thư tụy xảy ra khi DNA trong một tế bào trong tuyến tụy bị tổn thương. Một tế bào ung thư đơn lẻ phát triển và phân chia nhanh chóng, trở thành khối u. Nếu không điều trị, các tế bào từ khối u sẽ lây lan qua hệ thống máu hoặc bạch huyết .

Không có dữ liệu chính xác là làm thế nào DNA tế bào bị hư hại. Chỉ đến khi các bác sĩ loại bỏ ung thư tụy và phân tích chúng, lúc này họ thường tìm thấy những thay đổi nhất định trong các gen được gọi là đột biến. Sự đột biến này sẽ khác ở mỗi người cùng với mỗi đợt phát triển bệnh.

Các loại ung thư tuỵ:

  • Ung thư tụy ngoại tiết (phần tạo ra các chất tiêu hoá). Mặc dù có một số loại ung thư tụy ngoại tiết khác nhau. Có khoảng 95% trường hợp ung thư tụy ác tính. Bởi do tuyến tụy ngoại tiết chiếm 95% tuyến tuỵ, cho nên các bệnh Ung thư tuyến tụy sẽ phát sinh ở đây nhiều hơn. Ngoài ra, còn một số ung thư tụy ngoại tiết ít phổ biến bao gồm: ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào to, ung thư tế bào acinar, ung thư tế bào biểu mô nhỏ.
  • Ung thư tụy nội tiết (phần tạo ra insulin và các hormon khác). Đây là loại ung thư không phổ biến và tên bệnh được đặt tên theo loại hormone, chẳng hạn như: Insulinomas (từ một tế bào sản xuất insulin), Glucagonomas (từ một tế bào sản xuất glucagon), Somatostatinomas (từ một tế bào tạo somatostatin)...
Các yếu tố nguy cơ của ung thư tụy - ảnh 1
Ung thư tụy có xu hướng lây lan âm thầm trước khi được chẩn đoán

2. Các yếu tố nguy cơ ung thư tuỵ

2.1. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổiHút thuốc lá

Đây là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ung thư tuỵ. Nguy cơ ung thư tụy ở những người hút thuốc lá có khả năng xảy ra cao gấp đôi so với những người chưa bao giờ hút thuốc.

Khoảng 25% ung thư tụy được cho là do hút thuốc lá. Hút xì gà và sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ Ung thư tuỵ bắt đầu giảm sau khi người Nghiện thuốc lá ngừng hút thuốc.

Thừa cân

Thừa cân-béo phì là một yếu tố nguy cơ gây ung thư tuỵ. Những người Béo phì có nguy cơ mắc Ung thư tuỵ cao hơn khoảng 20%. Hơn nữa, khi vòng eo tích mỡ và có khối lượng tăng thì cũng khiến cho nguy cơ tăng bệnh trong khi người đó không quá béo.

Bệnh tiểu đường

Ung thư tụy thường phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Cho đến nay vẫn chưa có căn cứ nào có thể hỗ trợ giải thích mối liên quan này. Tuy nhiên, hầu hết các nguy cơ được tìm thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Bệnh tiểu đường này cũng đang gia tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên vì Béo phì ở các nhóm tuổi này cũng tăng. Bệnh tiểu đường type 2 ở người lớn cũng thường liên quan đến thừa cân hoặc béo phì. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1 thì chưa có căn cứ rõ ràng về mối liên quan này.

Viêm tụy mãn tính

Viêm tụy mãn tính có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư tụy. Viêm tụy mãn tính thường được tìm thấy ở những người sử dụng rượu nặng và hút thuốc.

Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất

Phơi nhiễm hoá chất khi làm việc hay sống trong môi trường mà trực tiếp tiếp xúc với các loại hoá chất như hoá chất sử dụng trong ngành công nghiệp giặt khô, gia công kim loại. Đây chính là yếu tố nguy cơ tăng mắc bệnh ung thư tuỵ

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tụy - ảnh 2
Thừa cân-béo phì là một yếu tố nguy cơ gây ung thư tuỵ

2.2. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi Tuổi

Nguy cơ phát triển ung thư tụy tăng lên khi mọi người có tuổi càng ngày tăng và già đi. Hầu như tất cả bệnh nhân mắc bệnh này đều trên 45 tuổi. Khoảng hai phần ba (70%) trong số người mắc bệnh là ở độ tuổi là 65. Độ tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán bệnh là 70 tuổi.

Giới tính

Nam giới có nhiều khả năng phát triển ung thư tụy hơn nữ giới. Điều này có thể là bởi một trong số lý do như ở nam giới có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao hơn nữ giới. Đó là một trong những nguy cơ làm tăng nguy cơ ung thư tụy.

Chủng tộc

Người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng phát triển ung thư tuyến tụy hơn người da trắng. Những lý do cho điều này rõ ràng, nhưng có thể một phần là do tỷ lệ cao hơn của một số yếu tố nguy cơ khác đối với ung thư tuyến tụy, như bệnh tiểu đường, hút thuốc và thừa cân.

Tiền sử mắc bệnh

Ung thư tụy dường như có liên quan đến tiền sử mắc bệnh. Trong một số gia đình này, nguy cơ cao mắc bệnh là do hội chứng di truyền . Tuy nhiên, ở những gia đình khác, gen gây ra nguy cơ phát triển bệnh không được biết đến. Mặc dù tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ, nhưng hầu hết những người mắc bệnh ung thư tụy không có tiền sử gia đình.

Hội chứng di truyền. Thay đổi gen di truyền (đột biến gen) có thể được truyền từ cha mẹ sang con. Những thay đổi gen này có thể gây ra tới 10% ung thư tụy. Đôi khi những thay đổi này dẫn đến các hội chứng bao gồm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác (hoặc các vấn đề sức khỏe khác). Ví dụ về các hội chứng di truyền có thể gây ung thư tụy bao gồm:

  • Hội chứng ung thư vú và Ung thư buồng trứng di truyền, do đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2
  • Ung thư vú di truyền gây ra bởi đột biến gen PALB2
  • Hội chứng đa u ác tính không điển hình theo rãnh (FAMMM), gây ra bởi đột biến gen p16 / CDKN2A và liên quan đến u hắc tố da và mắt
  • Viêm tụy theo rãnh, thường là do đột biến gen PRSS1
  • Hội chứng Lynch, còn được gọi là Ung thư đại trực tràng không di truyền (HNPCC), thường gây ra bởi một khiếm khuyết trong gen MLH1 hoặc MSH2
  • Hội chứng Peutz-Jeghers, gây ra bởi các khiếm khuyết trong gen STK11. Hội chứng này cũng liên quan đến polyp trong đường tiêu hóa và một số bệnh ung thư khác.

Những thay đổi trong gen gây ra một số hội chứng này có thể được tìm thấy bằng xét nghiệm di truyền.

Viêm tụy mãn tính (do thay đổi gen)

Viêm tụy mãn tính đôi khi là do đột biến gen di truyền. Những người bị viêm tụy di truyền này có nguy cơ mắc ung thư tụy cao.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tụy - ảnh 3
Những người bị viêm tụy mãn tĩnh thường có nguy cơ mắc ung thư tụy cao

2.3. Các yếu tố nguy cơ chưa rõ ràngChế độ ăn

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa ung thư tụy với chế độ ăn bao gồm: nhiều thịt đỏ, các sản phẩm thịt chế biến (như xúc xích và thịt xông khói) và ít trái cây cũng như rau quả. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều cho kết quả tương tự nhau, cho nên để có căn cứ về mối liên quan này vẫn còn nhiều nghiên cứu dài hạn đánh giá.

Không hoạt động thể chất

Một số nghiên cứu cho thấy rằng thiếu hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư tụy. Nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đã tìm thấy điều này.

Cà phê

Một số nghiên cứu trước đây cho rằng uống cà phê có thể làm tăng nguy cơ ung thư tụy, nhưng các nghiên cứu gần đây vẫn chưa xác nhận điều này.

Rượu

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa sử dụng rượu nặng và ung thư tụy. Liên kết này vẫn chưa chắc chắn, nhưng sử dụng rượu nặng có thể dẫn đến các tình trạng như viêm tụy mãn tính, và đây được biết là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tụy.

Nhiễm trùng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm trùng dạ dày với vi khuẩn gây loét Helicobacter pylori (H. pylori) có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tụy. Hay nhiễm Viêm gan B cũng có nguy cơ tương tự. Các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng nhiễm trùng Viêm gan B phổ biến gấp đôi ở những người bị ung thư tụy. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu thêm về mối liên quan này.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tụy - ảnh 4
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa rượu và ung thư tụy

Nguồn tham khảo: cancer.net, cancer.org, webmd.com