Gan to: Biểu hiện, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Gan là một cơ quan có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa và đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Gan là nơi sản xuất mật hỗ trợ cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tại đường ruột.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Gan to là bệnh gì?

Gan hay lá Gan là một cơ quan có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa và đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Gan là nơi sản xuất mật hỗ trợ cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tại đường ruột. Ngoài ra gan còn là nơ sản xuất nhiều hóc môn đóng vai trò điều hòa nội môi và các hoạt động khác của cơ thể. Một chức năng quan trọng khác của gan là thải độc, nghĩa là loại bỏ những chất có hại cho cơ thể đến từ thức ăn, nước uống hoặc thuốc men mà con người sử dụng.

Gan to không phải là tên gọi cho một loại bệnh cụ thể mà là một triệu chứng gợi ý cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau của cơ thể như suy giảm chức năng tế bào gan, viêm gan virus mạn tính, xơ gan, suy tim sung huyết. Gan to, Lách to có thể là những bất thường đi kèm cùng nhau trong một vài trường hợp. Những người có biểu hiện Gan to cần được thăm khám một cách tổng quát để tìm kiếm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

2. Biểu hiện của gan to

Gan to là tình trạng tăng kích thước của lá gan bên trong ổ bụng, tuy nhiên gan to thường không chỉ là một dấu hiệu đơn độc trên một bệnh nhân. Những người có lá gan tăng kích thước bất thường có thể phải đối diện với những triệu chứng khác nhau liên quan đến những bệnh lý nền bên dưới gây ra như:

  • Đau bụng, đau âm ỉ vùng nửa bụng phía trên bên phải
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Tổng trạng mệt mỏi
Gan to: Biểu hiện, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị - ảnh 1
Đau bụng là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân gan to
  • Đau nhức cơ
  • Vàng da và vàng kết mạc mắt
  • Nước tiểu màu vàng đậm
  • Phân bạc màu
  • Xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng

3. Nguyên nhân gây gan to

Nguyên nhân khiến gan to là yếu tố đóng vai trò tiên quyết cho việc điều trị hiệu quả ở người bệnh. Gan to có thể là hậu quả của rất nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau, có thể kể đến bao gồm:

3.1 Do hiện tượng viêm hoặc tích tụ mỡ (gan nhiễm mỡ):

  • Béo phì
  • Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra gan to
  • Nhiễm trùng (như Viêm gan B hoặc viêm gan C)
  • Một số loại thuốc hoặc rượu
  • Chất độc
  • Bệnh Tự miễn (hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn tấn công các mô khỏe mạnh)
  • Hội chứng chuyển hóa (một nhóm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu tăng, mức cholesterol cao và mỡ bụng)
  • Rối loạn di truyền gây ra tích tụ chất béo, protein, đồng…
  • Gan to nguy hiểm như thế nào và phòng ngừa ra sao?

2.2 Do tăng sinh bất thường tế bào gan:

2.3 Do những bất thường trong việc lưu thông máu.

  • Các tình trạng thường gặp là:
  • Suy tim sung huyết: chức năng của tim suy giảm, không bơm máu tốt, máu ứ đọng ở tĩnh mạch và gan.
  • Huyết khối tĩnh mạch gan: có cục máu đông gây tắc nghẽn tĩnh mạch bên trong gan.

Gan to: Biểu hiện, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị - ảnh 2

4. Những ai dễ bị tình trạng này?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan bao gồm:

  • Sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn quá mức.
  • Nghiện rượu gây ra tình trạng gan to
  • Quá liều thuốc, vitamin,… Dùng liều lớn hơn liều khuyến cáo của vitamin, thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
  • Nhiễm trùng. Các bệnh Truyền nhiễm do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Đặc biệt là viêm gan do virus. Trong đó viêm gan B, C lây qua đường máu, từ mẹ sang con và quan hệ Tình dục không an toàn.
  • Thói quen ăn uống không tốt. Thừa cân béo phì, thói quen sử dụng thực phẩm không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến gan.

5. Hậu quả nếu không điều trị:

Vì những chức năng quan trọng mà gan đảm nhiệm, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Tế bào gan bị thương tổn càng lâu dài càng tăng nguy cơ phá hủy cấu trúc. Dần dần gan trở nên xơ cứng, mất chức năng,.. Ngoài ra, quá trình chuyển hóa, giải độc của gan bị đình trệ sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác: não, thận, phổi,.

6. Chẩn đoán gan to như thế nào?

Gan to được xác định bằng việc thăm khám lâm sàng bởi bác sĩ. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sờ thấy được một phần gan dưới bờ sườn. Ngoài việc xác định sự tăng kích thước của lá gan, bác sĩ còn đánh giá thêm mật độ của mô gan bên dưới có mềm mại hoặc gồ ghề nhiều khối hay không. Đây có thể là một gợi ý có giá trị định hướng chẩn đoán và các Xét nghiệm cận lâm sàng tiếp theo cần thực hiện.

Sau khi thăm khám lâm sàng để xác định có hay không tình trạng gan to, bác sĩ sẽ chỉ định và yêu cầu người bệnh thực hiện thêm nhiều thủ tục khác để tìm kiếm nguyên nhân gây gan to và các biến chứng có thể có như:

  • Xét nghiệm công thức máu tổng quát
  • Định lượng nồng độ men gan trong máu: Men gan là chỉ số đánh giá chức năng và tình trạng toàn vẹn của các tế bào gan. Men gan tăng cao đồng nghĩa với việc các tế bào gan đang bị phá hủy.
  • Xét nghiệm định lượng kháng nguyên và kháng thể chống lại các loại virus gây viêm gan như HbsAg, anti HBs, HCV-ARN, ...
  • Siêu âm bụng, siêu âm đàn hồi gan
  • Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng
  • Nội soi mật tụy ngược dòng
  • Sinh thiết tế bào gan: đây là xét nghiệm có vai trò chính trong việc chẩn đoán các bệnh lý tại gan là nguyên nhân gây gan to. Bác sĩ sử dụng kim dài đâm vào ổ bụng tại vị trí tương ứng với lá gan. Rút kim ra sẽ đưa được một mẫu mô gan tương ứng ra ngoài để tiến hành đánh giá đặc điểm mô bệnh học của nó. Sinh thiết tế bào gan có thể được thực hiện dưới hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm để lấy được mẫu mô ở vị trí cần khảo sát.
Gan to: Biểu hiện, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị - ảnh 3
Siêu âm bụng giúp chẩn đoán gan to

Việc chẩn đoán được nguyên nhân dẫn tới gan to dựa trên thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng là việc làm quan trọng. Các phương pháp điều trị ở những người có gan to được xây dựng dựa vào từng bệnh lý và từng hoàn cảnh của bệnh nhân. Vì vậy, những người có cùng biểu hiện gan to như nhau nhưng thường được điều trị theo những phác đồ khác nhau.

7. Những phương pháp điều trị gan to

7.1. Dùng thuốc bào chê từ thảo dược

Một số thảo Dược sử dụng như là phương pháp điều trị thay thế có thể có hại cho gan. Để bảo vệ gan, hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro tiềm năng trước khi dùng:

  • Black cohosh.
  • Một số loại dược thảo Trung Quốc, bao gồm ma hoàng.
  • Chaparral.
  • Comfrey.
  • Cây thạch tâm.
  • Greater cây hoàng liên.
  • Cà phê.
  • Cây tầm gởi.
  • Xương sọ.
  • Cây nư lang hoa.

7.2 Điều trị không dùng thuốc

Thay đổi lối sống, thói quen ăn uống lành mạnh hơn không chỉ hỗ trợ cải thiện gan mà còn giúp ích cho các vấn đề sức khỏe khác:

  • hạn chế đồ uống có cồn
  • chế độ ăn uống lành mạnh
  • tham gia tập thể dục thường xuyên
  • duy trì cân nặng hợp lí

7.2 dùng thuốc tây

Điều trị dùng thuốc sẽ thay đổi cho từng nguyên nhân riêng biệt. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng virus
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Hóa trị, phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư gan
  • Ghép gan cho tổn thương gan
  • Điều trị nguồn ung thư di căn

8. Phòng ngừa bệnh gan to?

Để giảm nguy cơ bệnh gan, có thể:

  • Chọn một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Chọn một chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Uống rượu vừa phải. Giới hạn mình một ly một ngày cho phụ nữ và người già, hoặc hai ly một ngày đối với nam giới.
  • Thực hiện theo hướng dẫn khi dùng thuốc. Giới hạn các liều khuyến cáo khi dùng thuốc toa.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Sử dụng bình phun chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại khác chỉ trong khu vực thông thoáng. Ngoài ra, đeo găng tay, áo dài tay và mặt nạ.
  • Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Nếu trọng lượng khỏe mạnh, làm việc để duy trì nó. Nếu cần phải giảm cân, cắt giảm số lượng calo ăn mỗi ngày và tăng số lượng tập thể dục hàng ngày. Hãy hỏi bác sĩ về những cách lành mạnh để giảm cân.
  • Bỏ hút thuốc. Nếu hút thuốc, bỏ thuốc lá. Hãy hỏi bác sĩ về các chiến lược để giúp bỏ thuốc lá. Nếu không hút thuốc, không bắt đầu.

Hãy cẩn thận với các chất bổ sung. Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của thảo dược bồi dưỡng trước khi có chúng.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung