Huyết áp cao

Tóm tắt Huyết áp cao

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Huyết áp cao
  • Tăng huyết áp
  • Lên tăng-xông
  • Hypertension

Là hiện tượng tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: Chỉ số huyết áp tâm thu từ >=140mmHg và tâm trương >=90mmHg. Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao. Không kiểm soát được cao huyết áp làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe một cách nghiêm trọng, bao gồm cả xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ và bệnh thận.

Triệu chứng

Phần lớn tăng huyết áp không có triệu chứng. Khi có các triệu chứng như đau đầu dữ dội, thay đổi thị giác, rối loạn tâm thần, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng tăng huyết áp đã nặng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ được thực hiện để xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân khác của bệnh cao huyết áp có thể được chỉ đị. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ, chụp X-quang

Xét nghiệm aldosterone và xét nghiệm renin là hai loại xét nghiệm thường được thực hiện cùng nhau trong việc chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến huyết cao. Vậy ý nghĩa xét nghiệm renin và Aldosterone là gì?

1. Xét nghiệm aldosterone và renin là gì?

Xét nghiệm aldosterone được tiến hành để đánh giá lượng aldosterone thích hợp đang được tạo ra trong cơ thể. Từ đó có cơ sở và phân biệt được các nguyên nhân tiềm tàng thiếu hụt hoặc dư thừa.

Xét nghiệm renin máu là xét nghiệm được tiến hành kết hợp với xét nghiệm aldosterone nhằm mục đích phát hiện và xác định được nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp.

Aldosterone được đo trong nước tiểu hoặc huyết tương, còn renin chỉ có thể đo được trong huyết tương. Hai phương pháp xét nghiệm này được đánh giá cao trong việc sàng lọc hội chứng Conn (bệnh tăng aldosterone nguyên phát) – nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao.

2. Ý nghĩa lâm sàng xét nghiệm aldosterone và renin

Xét nghiệm aldosterone và renin được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao. Do đó, mọi hoạt động trong ngày như vị trí và thời gian đứng, ngồi, nằm trước khi lấy máu, cùng với mức natri trong máu và độ tuổi của người bệnh đều có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

2.1 Giá trị bình thường

Tùy thuộc vào từng phòng xét nghiệm mà giá trị bình thường của xét nghiệm aldosterone và renin sẽ có sự chênh lệch ít nhiều. Do đó, phạm vi giá trị bình thường được nhắc đến ở đây chỉ như phạm vi tham chiếu dùng để tham khảo.

Đồng thời, các giá trị bình thường dưới đây được dùng đối với người lớn.

  • Người có chế độ ăn natri bình thường (tư thế đứng): 0,7 - 3,3 nanogram mỗi ml mỗi giờ (ng/ mL/ giờ) hoặc 0,7 - 3,3 microgam mỗi lít mỗi giờ (mcg/ L/ giờ)
  • Người có chế độ ăn natri bình thường (tư thế nằm): 0,2 - 1,6 ng/ mL/ giờ hoặc 0,2 - 1,6 mcg/ L/ giờ.
  • Người có chế độ ăn ít natri (tư thế đứng): 4,2 – 19,8 ng/ mL/ giờ hoặc 4,2 – 19,8 mcg/ L/ giờ.
  • Người có chế độ ăn ít natri (tư thế nằm): 0,4 - 3,2 ng/ mL/ giờ hoặc 0,4 - 3,2 mcg/ L/ giờ.
2.2 Giá trị cao

Các trường hợp bệnh nhân có giá trị renin cao thường mắc các vấn đề liên quan đến gan, thận (như xơ gan, tắc nghẽn động mạch dẫn đến thận), bệnh Addison, huyết áp cao ác tính hoặc xuất huyết (chảy máu quá nhiều).

2.3 Giá trị thấp

Nếu kết quả xét nghiệm aldosterone và renin có giá trị thấp thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến thận hoặc hội chứng Conn.

3. Một số lưu ý khi làm xét nghiệm aldosterone và renin

Khi làm xét nghiệm aldosterone và renin, người bệnh cần lưu ý một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:

  • Lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày;
  • Tư thế (đứng, nằm, ngồi) trước khi xét nghiệm và thời gian lấy máu;
  • Sử dụng một số loại thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau không steroid, thuốc chẹn beta, steroid, thuốc điều trị cao huyết áp, cam thảo hay thuốc tránh thai;
  • Thần kinh căng tăng, tập thể dục thể thao quá sức hay thai kỳ cũng có thể tác động ít nhiều đến kết quả xét nghiệm;
  • Một số loại nước uống như trà, cà phê hay nước có ga.

Điều trị

Điều trị có thể bao gồm: Thuốc hạ huyết áp, giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống (đặc biệt, hạn chế muối), thay đổi lối sống, và tập thể dục. Một số loại thuốc có thể làm tăng huyết áp nên việc điều chỉnh các loại thuốc này có thể hữu ích.

Tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa
XEM THÊM
Tìm kiếm bác sĩ theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm bệnh viện theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm phòng khám theo quận tại Hà Nội