Tên gọi khác: Hepatomegaly,Gan to
Triệu chứng
Có thể không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng: Đau bụng, mệt mỏi, vàng da, lòng mắt trắng.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu toàn bộ, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), siêu âm bụng, sinh thiết gan.
Điều trị
Điều trị tuỳ theo nguyên nhân khiến gan to.
Nguyên nhân
Gan nằm dưới cơ hoành phải, nấp sau xương sườn, bờ trên tương ứng với khoảng liên sườn thứ năm (trên đường giữa xương đòn kéo xuống) và bờ dưới thường không sờ thấy, hoặc chỉ sờ thấy một phần thuỳ trái ở vùng thượng vị. Ở người lớn, chiều cao của gan trung bình tính theo đường giữa xương đòn kéo xuống là 10 -11cm.
Gan to khi chiều cao của gan tăng lên hoặc giới hạn của gan rộng ra. Gan to có thể là:
Bờ trên của gan vượt quá liên sườn V và bờ dưới ló ra khỏi bờ sườn gan to cả hai chiều. Có thể gan chỉ to một chiều như:
Bờ trên vẫn ở vị trí cũ nhưng bờ dưới xuống thấp.
Bờ dưới không vượt khỏi bờ sườn nhưng bờ trên vượt qua liên sườn V.
Khi nào được gọi là gan to?
Gan có màu đỏ nâu trơn bóng, mật độ chắc nhưng dễ bị lún, dễ bị nghiền nát và dễ vỡ. Trọng lượng của gan thay đổi theo tình trạng sinh lý và bệnh lý. Gan ở nam giới thường nặng hơn ở nữ giới. Kích thước đo ở chỗ to nhất, gan dài 25 - 28 cm, rộng trước sau 16 - 20 cm, dày 6 - 8 cm.
Có nhiều quan điểm khác nhau, song nói chung người Việt Nam được coi là gan to khi chiều cao của gan lớn hơn 12cm (với khám lâm sàng) và lớn hơn 13cm (khi đo trên siêu âm).
Phòng ngừa
Áp xe gan: Biểu hiện lâm sàng đa dạng, tùy thuộc vào từng thể, từng giai đoạn, khi bệnh nhân đến viện. Với thể điển hình: Là thể hay gặp nhất, chiếm khoảng 60-70% trường hợp, có 3 triệu chứng chủ yếu là:
Sốt: Có thể 39 - 40oC, có thể sốt nhẹ 37,5 - 38oC. Thường sốt 3 - 4 ngày trước khi đau hạ sườn phải và gan to nhưng cũng có thể xảy ra đồng thời với 2 triệu chứng đó.
Đau hạ sườn phải và vùng gan: Đau ở các mức độ khác nhau từ cảm giác tức nặng nhoi nhói từng lúc đến đau mức độ nặng, đau khó chịu không dám cử động mạnh.
Gan to và đau: Gan to không nhiều, 3-4 cm dưới sườn phải, mềm, nhẵn, bờ tù, ấn đau.
Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác như: Rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, gầy sút nhanh, có thể có phù nhẹ ở mu chân, cổ trướng, tràn dịch màng phổi.
Điều trị áp xe gan là điều trị nội ngoại khoa hoặc kết hợp kỹ thuật chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT scanner. Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng chung của bệnh nhân, giai đoạn phát triển của bệnh, tình trạng tổn thương gan, số lượng, vị trí, kích thước của ổ áp xe.
Viêm gan cấp do virus: Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn, giai đoạn trước vàng da với các biểu hiện giống cúm, giai đoạn vàng da với các biểu hiện vàng da rõ, phân bạc màu, gan hơi to không đau, lách hơi to, men Transamilase tăng cao, Bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp. Chẩn đoán xác định dựa vào huyết thanh học.
Viêm gan cấp do thuốc: Có tiền sử vừa mới dùng thuốc đặc biệt là các thuốc như Paracetamol, Rifamicin và INH, MTU, PTU... gan to mềm, ấn đau, có thể kèm các biểu hiện khác như ngứa, nổi mề đay, sốt.
Suy tim phải (hay còn gọi là gan tim): Gan to với tính chất sờ mềm, bờ tù, khi ấn vào gan ở thì thở vào thấy tĩnh mạch cảnh nổi phồng (phản hồi gan tĩnh mạch cảnh dương tính), cũng có khi sờ thấy gan đập nảy, hoặc nghe thấy tiếng thổi tâm thu. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như phù chân, cổ trướng, khó thở...
Sỏi đường mật: Đây là loại sỏi có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, đau thường là do sự di chuyển của sỏi túi mật và sỏi đường mật trong gan. Thông thường có 3 triệu chứng rất điển hình (gọi là tam chứng Charco) tuần tự xuất hiện: Đầu tiên là cơn đau quặn gan với biểu hiện như trên, sau đó xuất hiện sốt nóng và rét run. Cuối cùng là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu.
Tùy theo mức độ mà có thể có gan to, có thể là gan to mềm, nhưng cũng có thể gan to cứng (trong xơ gan mật do ứ mật lâu ngày). Ngoài những biểu hiện lâm sàng thì các xét nghiệm cận lâm sàng, đặc biệt siêu âm là xét nghiệm cơ bản không xâm nhập giúp phát hiện sỏi 70 – 80%, ngoài ra còn giúp phát hiện tổn thương đường mật, túi mật, tuỵ.
Viêm gan mạn: Biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, như mệt mỏi, kém ăn, sốt, đầy bụng, chậm tiêu, đi ngoài phân lỏng. Những triệu chứng này thường hay bị bỏ qua hoặc chẩn đoán là một bệnh khác. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc nặng vùng gan, nhưng khi khám bệnh không phát hiện thấy gan to hoặc lách to. Không có phù hoặc cổ trướng, chỉ khi bệnh đã nặng mới phát hiện thấy các triệu chứng. Do đó cần phải chẩn đoán sớm.
Xơ gan: Thời kỳ đầu, xơ gan thường không có triệu chứng, về sau tùy thuộc từng mức độ mà có các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục..., nặng hơn có những triệu chứng của biến chứng như nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan, suy thận, các biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung thư hóa... gan to, cứng, chắc, có trường hợp gan rất to nhưng cũng có trường hợp gan teo nhỏ lại (xơ gan teo).
Ung thư gan nguyên phát: Ở thời kỳ đầu, đa số bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng gì, thường bệnh được phát hiện qua siêu âm định kỳ hoặc xét nghiệm AFP tăng cao. Khi khối u lớn dần, có thể thấy một hay nhiều triệu chứng dưới đây: Mệt mỏi, sụt cân, gầy sút nhanh; đau âm ỉ, cảm giác tức nặng khó chịu vùng hạ sườn phải, chán ăn, ăn chậm tiêu, sốt; vàng da, cổ trướng, có thể bệnh nhân tự sờ thấy khối u ở vùng hạ sườn phải... Khi thăm khám, bác sỹ chuyên khoa sẽ xác định bản chất khối u cùng với việc đánh giá toàn trạng cơ thể bệnh nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Ung thư đầu tụy: Biểu hiện vàng da ở đây rất thường gặp, vàng da tăng dần nhưng không có sốt, kèm theo các biểu hiện như vàng mắt, phân bạc màu, ngứa, sút cân, chán ăn… đặc biệt đau thượng vị cũng là biểu hiện hay gặp, đau thường lan ra sau lưng. Tuy nhiên, ở thể không điển hình, đôi khi chỉ là biểu hiện vàng da đi kèm đau vùng hạ sườn phải. Nếu tình trạng tắc mật tăng dần có thể dẫn tới gan to lên.
Ngoài ra gan to còn có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác như bệnh bạch cầu, bệnh hạch ác tính, hội chứng Banti.
Điều trị
Chọn chế độ ăn uống khỏe mạnh với đầy đủ các loại trái cây, rau và ngũ cốc.
Uống rượu vừa phải. Hạn chế 1 ly/ngày cho phụ nữ và người già, hoặc 2 ly/ngày đối với nam giới.
Tuân thủ hướng dẫn khi dùng thuốc. Hạn chế các liều khuyến cáo khi dùng thuốc theo đơn.
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Chỉ sử dụng bình phun chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại khác trong khu vực thông thoáng và phải đeo găng tay, mang áo dài tay, mặt nạ.
Duy trì cân nặng hợp lí. Nếu cần giảm cân, nên cắt giảm số lượng Calo ăn mỗi ngày và tăng tập thể dục hàng ngày. Hãy hỏi bác sĩ về những cách lành mạnh để giảm cân.
Không hút thuốc. Nếu đang hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp giúp bỏ thuốc lá.
Hãy cẩn thận với các chế phẩm bổ sung. Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của thảo dược bổ sung trước khi dùng chúng.