1. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có nguy hiểm hay không?
Bệnh gan nhiễm mỡ khi phát triển sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như xơ gan, ung thư gan. Trong trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ thì Gan nhiễm mỡ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ về sau.
Gan là một cơ quan quan trọng của cơ thể, khi bộ phận này bị tổn thương thì hoạt động của nhiều cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy gan nhiễm mỡ là một bệnh lý khá nguy hiểm, các bậc phụ huynh nên lưu ý và cho con đi khám bác sỹ kịp thời.
2. Những dấu hiệu cho biết trẻ bị gan nhiễm mỡ
Thông thường các trường hợp gan nhiễm mỡ rất khó phát hiện ở cả trẻ em và người lớn, chúng thường không có triệu chứng đặc trưng nào. Tuy nhiên có một số dấu hiệu mà những bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường có là gan to, những sự bất thường nhẹ về chỉ số aminotransferase hoặc alkaline phosphatase khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Ở trẻ em một số bệnh nhân có các triệu chứng như mệt mỏi, cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị phải. Nếu nặng hơn thì trẻ có thể bị vàng da, đau vùng bụng, ói mửa, buồn nôn và Gan to nhẹ.
3. Điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ em như thế nào?
Hiện nay, gan nhiễm mỡ ở trẻ có thể điều trị được bằng phương pháp đông y hoặc tây y. Mỗi trường hợp của trẻ thì bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ cũng có thể kết hợp các phương pháp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị gan nhiễm mỡ. Cụ thể phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ như sau:
3.1 Điều trị gan nhiễm mỡ theo Tây y
Bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc hạ lipid máu để giảm lượng mỡ tích tụ trong gan. Trong đó các nhóm thuốc Fibrat (Fenofibrat), nhóm dẫn chất statin (Lovastatin)là những thuốc được sử dụng nhiều nhất.
Những loại thuốc này sẽ làm giảm lượng cholesterol, triglyceride và tăng lượng HDL trong cơ thể rất hiệu quả. Vì vậy chúng thường được dùng để điều trị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, liều dùng những loại thuốc này sẽ khác nhau giữa trẻ em và người lớn, các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.
3.2 Điều trị gan nhiễm mỡ bằng Đông y
Một số bài thuốc Y học cổ truyền có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị gan nhiễm mỡ. Bác sĩ cũng có thể chỉ định trẻ dụng những bài thuốc này:
- Bài 1: Actiso 12g, Sài hồ 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 12g, đại táo 12g, bạch thược 12g, uất kim 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Bài 2: Actiso 12g, Bạch linh 12g, Bạch truật 12g, sài hồ 12g, bạch thược 12g, Cam thảo 6g, Gừng 8g, uất kim 12g, đương quy 12g.Sắc uống ngày một thang.
- Bài 3: Actiso 12g, Bạch truật 12g, Nhân trần 12g, bạch linh 12g, sa tiền 12g, xích thược 12g, trạch Tả 12g, ý dĩ 16g, sơn tra 16g. Sắc uống ngày một thang.
4. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị gan nhiễm mỡ?
Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ phía trên các bậc phụ huynh cũng cần kết hợp những việc sau đây để nâng cao hiệu quả điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ:
4.1 Áp dụng chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn là yếu tố đầu tiên mà cha mẹ cần chú ý khi trẻ điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ. Trong chế độ ăn của trẻ, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất Dinh dưỡng cho sự phát triển và nâng cao sức đề kháng cho trẻ như vitamin, chất xơ, protein.
Đồng thời hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh và mỡ động vật. Nhóm thức ăn này có thể làm tăng lượng mỡ trong máu và làm bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trầm trọng hơn. Đặc biệt không được cho trẻ ăn khuya nếu trẻ bị gan nhiễm mỡ vì đây là thời gian gan của người bệnh cần được nghỉ ngơi, không ăn khuya sẽ giúp gan hồi phục tốt hơn.
4.2 Thường xuyên rèn luyện sức khỏe
Việc này rất quan trọng với những trẻ bị gan nhiễm mỡ, nhất là những trẻ bị gan nhiễm mỡ do thừa cân béo phì. Tập thể dục và rèn luyện sức khỏe thường xuyên không chỉ giúp trẻ giữ được một vóc dáng tốt, không còn thừa cân, béo phì, đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ, hỗ trợ quá trình điều trị gan nhiễm mỡ của trẻ tốt hơn.
4.3 Ăn uống đúng giờ và thời gian sinh hoạt khoa học
Ăn ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Từ đó có thể hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Việc bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng thói quen sinh hoạt khoa học cũng sẽ hình thành cho trẻ một thói quen tốt có lợi rất nhiều cho trẻ trong tương lai.
4.4 Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Đối với trẻ bị gan nhiễm mỡ, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ rất quan trọng. Cha mẹ nên đưa con đi tái khám vào đúng lịch mà bác sĩ đã chỉ định để bác sĩ có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ và có những thay đổi tương ứng trong phác đồ điều trị của trẻ sao cho phù hợp nhất.