Gừng

Tên hoạt chất: Gừng

Tác giả: Thu Nga

Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên

Tên thông thường: gừng

Tên khoa học: zingiber officinale

Tác dụng

Tác dụng

Tác dụng của thảo dược Gừng là gì?

Gừng thường được dùng để phòng ngừa hoặc điều trị buồn nôn, nôn ói khi đi tàu xe, khi Mang thai và hóa trị liệu ung thư. Ngoài ra, thảo dược này còn được dùng để trị Rối loạn tiêu hóa nhẹ, giảm đau trong Viêm xương khớp và có thể dùng hỗ trợ điều trị bệnh tim. Gừng chứa thành phần có tác dụng chống nôn và viêm, có thể tác động tốt hệ tiêu hóa và hệ Thần kinh trung ương ở những vùng kiểm soát nôn.

Ngoài ra, gừng có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác không được đề cập ở đây, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Liều dùng

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.

Liều dùng thảo dược gừng cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh

Đối với chế phẩm dạng uống, bạn không nên dùng quá 4g mỗi ngày. Bạn nên dùng theo liều lượng sau:

  • Để chống nôn, đầy hơi hoặc khó tiêu: bạn dùng 1g gừng mỗi ngày, chia thành nhiều liều;

  • Để chống nôn khi có thai: bạn dùng 650mg đến 1g gừng mỗi ngày;

  • Để giảm đau khi bị viêm khớp: bạn uống mỗi lần 250 mg thuốc, 4 lần mỗi ngày;

  • Để giảm đau bụng kinh: bạn uống mỗi lần 250 mg chiết xuất gừng đặc hiệu, 4 lần mỗi ngày trong 3 ngày, kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Bạn cũng có thể dùng 1.500 mg bột gừng chia thành nhiều liều trong vòng 2 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh, sau đó dùng liên tục cho đến hết 3 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt;

  • Để hạn chế bị mệt vào buổi sáng: bạn uống 500 đến 2.500 mg gừng mỗi ngày, chia thành 2 đến 4 liều trong vòng từ 3 ngày đến 3 tuần;

  • Để điều trị nôn sau phẫu thuật: bạn uống 1 đến 2g bột rễ gừng trong vòng 30 đến 60 phút trước khi tiêm thuốc mê. Đôi khi, bạn có thể dùng 1g gừng sau khi phẫu thuật 2 giờ;

  • Để hạn chế nôn ói do điều trị HIV/AIDS: bạn uống 1g gừng mỗi ngày, chia nhiều liều trong vòng 30 phút trước khi uống thuốc kháng virus, dùng trong 14 ngày.

Đối với chế phẩm dùng tại chỗ, nếu bị viêm xương khớp, bạn thoa 4g gel mỗi ngày, chia 4 liều trong 6 tuần.

Liều dùng thảo dược gừng cho trẻ em như thế nào?

Bạn chỉ nên cho trẻ trên 2 tuổi dùng thảo dược theo chỉ định của bác sĩ. Thảo dược này không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Cách dùng

Cách dùng

Bạn nên dùng thảo dược gừng như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược gừng?

Thảo dược gừng có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Ợ nóng;

  • Tiêu chảy;

  • Khó chịu dạ dày;

  • Tăng lượng máu chu kỳ kinh;

  • Kích ứng da.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cảnh báo

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thảo dược gừng, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thảo dược gừng, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thảo dược;

  • Bạn sắp phẫu thuật hoặc được gây mê;

  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kỳ con vật nào;

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Tương tác

Tương tác thuốc

Thảo dược gừng có thể tương tác với thuốc nào?

Thảo dược này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thảo dược, bạn không tự ý dùng thảo dược, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thảo dược mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với thảo dược này khi dùng chung, bao gồm:

  • Thuốc trị tăng huyết áp như thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi;

  • Thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel, aspirin, warfarin;

  • Thuốc trị tiểu đường như thuốc nhóm sulfonylurea, thuốc ức chế alpha glucosidase.

Thảo dược gừng có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thảo dược nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thảo dược cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thảo dược. Bạn cần thận trọng khi dùng thảo dược này với các thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thảo dược gừng?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thảo dược này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thảo dược gừng như thế nào?

Bạn nên bảo quản thảo dược gừng ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thảo dược có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thảo dược tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thảo dược vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thảo dược đúng cách khi thảo dược quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thảo dược an toàn.

Dạng bào chế

Dạng bào chế

Thảo dược gừng có những dạng và hàm lượng nào?

Thảo dược gừng có những dạng sau:

  • Chiết xuất;

  • Rễ tươi;

  • Trà;

  • Cồn thuốc;

  • Gel;

  • Viên nang;

  • Dầu.

 

Nguồn tham khảo

Gừng, http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/ginger

Gừng, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-961-ginger.aspx?activeingredientid=961