1. Cấu tạo của tĩnh mạch
Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra) và khi chúng không có dung lượng (ví dụ như máu) thì chúng sẽ xẹp xuống, khi dụng lượng máu nhiều lên thì tĩnh mạch sẽ phồng lên thành các dạng ống.
Cấu tạo chính của tĩnh mạch bao gồm 3 lớp chính là lớp áo ngoài, lớp áo giữa và lớp áo trong. Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch chủ yếu cấu tạo bằng Collagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn. Lớp áo giữa có kích thước mỏng hơn lớp áo giữa của động mạch, được cấu tạo từ các sợi cơ trơn hướng vòng, ít sợi chun và collagen. Lớp trong cùng của tĩnh mạch là một lớp tế bào nội mô
Ba lớp của tĩnh mạch tương đối mỏng và dễ giãn hơn của động mạch, vậy nên tĩnh mạch có thể chứa đựng một lượng máu tương đối lớn với một điều kiện là áp lực ở bên trong phải thay đổi không đáng kể.
Chức năng chính của tĩnh mạch chính là đưa lượng máu nghèo oxy và Dinh dưỡng có thể quay trở lại tim.
Tĩnh mạch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình vận hành của cơ thể. Không chỉ có chức năng vận chuyển, tĩnh mạch còn có nhiệm vụ điều hòa cơ thể chúng ta và lưu trữ máu.
Hệ thống tĩnh mạch được nằm ngay sát da của chúng ta nên có thể dễ dàng quan sát được bằng Mắt thường chính là các tĩnh mạch nông. Còn đối với những tĩnh mạch xuyên sau đó sẽ hỗ trợ đưa máu di chuyển đến những tĩnh mạch sâu. Những cơ trong cơ thể của chúng ta sẽ thực hiện hoạt động chính là bơm nhằm vận chuyển được máu từ tĩnh mạch sâu trở lại tim.
Như vậy, tĩnh mạch của chúng ta chỉ có thể hoạt động hiệu quả được khi cơ thể được vận động liên tục. Nếu như chúng ta đứng yên quá lâu thì máu trong tĩnh mạch của cơ thể sẽ chảy ngược dựa theo sức hút lớn từ trọng lực, khi đó van tim có nhiệm vụ để tĩnh mạch hoạt động.
2. Chỉ định chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch khi nào?
- Khi bệnh nhân được chẩn đoán bước đầu mắc các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch như huyết khối tắc tĩnh mạch,...
- Khi có bất thường thông động tĩnh mạch.
- Bệnh nhân gặp phải các bất thường bẩm sinh liên quan đến tĩnh mạch, ví dụ như dị dạng mạch...
- Thực hiện theo yêu cầu từ các bác sĩ chuyên môn, hỗ trợ trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý liên quan.
3. Chống chỉ định thực hiện chụp MRI cộng hưởng từ tĩnh mạch không tiêm thuốc đối quang trong những trường hợp nào?
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Khi người bệnh mang theo những thiết bị điện tử như: máy chống rung, máy chuyên điều hòa lại nhịp tim, thiết bị có khả năng bơm thuốc tự động dưới da, cấy ghép ốc tai,...
- Người bệnh sử dụng những kẹp phẫu thuật bằng kim loại bên dưới da, trong nội sọ, hốc mắt, hoặc mạch máu trong thời gian < 6 tháng.
- Người bệnh có diễn biến tình trạng bệnh phức tạp, phải có thiết bị hồi sức ở bên cạnh.
Chống chỉ định tương đối đối với những trường hợp sau:
- Sử dụng kẹp phẫu thuật kim loại trong thời gian >6 tháng.
- Người bệnh mắc chứng sợ phòng kín, rối loạn lo âu,...
4. Những chuẩn bị cần thiết trước khi thực hiện chụp MRI tĩnh mạch không tiêm thuốc đối quang từ
4.1 Trang thiết bị
- Người thực hiện sẽ là bác sĩ chuyên khoa và kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.
- Phương tiện sử dụng là máy chụp cộng hưởng từ loại từ 1.5Tesla trở lên, phim, máy in phim, cùng với hệ thống có chức năng lưu trữ hình ảnh.
- Thuốc an thần.
4.2 Những điều cần chuẩn bị cho bệnh nhân
- Người bệnh không cần nhịn ăn uống trước khi tiến hành chụp MRI.
- Bác sĩ có nhiệm vụ tư vấn giải đáp thắc mắc, phân tích cụ thể về những thủ thuật cần thiết trong toàn bộ quá trình để bệnh nhân phối hợp tốt với chuyên viên kỹ thuật.
- Kiểm tra lại những điều kiện chống chỉ định cần thiết.
- Hướng dẫn người bệnh thực hiện thay quần áo của phòng MRI và tháo đi những vật dụng không được sử dụng khi chụp.
- Để được thực hiện chụp MRI tĩnh mạch, bệnh nhân cần phải có yêu cầu chụp từ bác sĩ lâm sàng với những chẩn đoán chi tiết hoặc hồ sơ bệnh án cụ thể nếu cần.
5. Quy trình chụp cộng hưởng từ MRI từ tĩnh mạch không tiêm thuốc đối quang từ
Người bệnh nằm ngửa, lắp đặt thiết bị thu nhận tín hiệu mạch ngoại biên và tín hiệu thu tín hiệu toàn thân. Ngoài ra, người bệnh có thể đeo thêm ai nghe chống ồn nếu cần thiết.
Quy trình chụp như sau:
- Chụp lại những chuỗi xung định vị của vùng cần thăm khám (chi dưới, chi trên,...) theo dạng ba bình diện.
- Chụp lại chuỗi xung của tĩnh mạch theo như bộ thu tín hiệu của vùng mạch ngoại biên.
- Tái tạo lại bình diện (viết tắt là MPR) và hệ không gian ba chiều (VRT).
Đánh giá về kết quả thu được:
- Phát hiện ra những tổn thương vùng tĩnh mạch nếu có.
- Hình ảnh hiện thị sắc nét với những cấu trúc giải phẫu cụ thể trong vùng được thăm khám.
- Bác sĩ chuyên khoa sẽ phát hiện các tổn thương bất thường và mô Tả cụ thể ở bản báo cáo kết quả trên máy tính được kết nối nội bộ và sau đó thì in kết quả thu được, từ đó đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.
Tai biến và xử trí:
- Bệnh nhân bị sợ hãi và kích động: tư vấn tâm lý, giúp bệnh nhân chấn an và yên tâm.
- Bệnh nhân quá lo lắng và sợ hãi trước khi vào phòng chụp MRI do chứng sợ phòng kín có thể được tư vấn sử dụng thuốc an thần dưới sự giám sát của bác sĩ gây mê.
Chỉ định chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch không tiêm thuốc đối quang từ là cần thiết để phát hiện sớm và chẩn đoán những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tĩnh mạch. Đây là một kỹ thuật không gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, do đó bạn có thể đến trực tiếp các cơ sở y tế có trang bị hệ thống phòng MRI để được tư vấn điều trị và thăm khám kịp thời.
Phòng khám Đa khoa Vietlife đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla công Nghệ Silent. Máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla với công Nghệ Silent của hãng GE Healthcare (Hoa Kỳ).
- Công nghệ Silent đặc biệt có lợi cho các trường hợp người bệnh là trẻ em, người già, người bệnh sức khỏe yếu và người bệnh đang phẫu thuật
- Hạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.
- Công nghệ chụp cộng hưởng từ là công nghệ được áp dụng trong phương pháp Chẩn đoán hình ảnh phổ biến, an toàn bậc nhất hiện nay bởi sự chính xác, không xâm lấn và không dùng tia X.