Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung là phần đầu tiên của tử cung người phụ nữ, nằm trong âm đạo, được bao phủ bởi một lớp tế bào mỏng. Những tế bào mạnh khỏe phát triển, phân chia và thay thế khi cần thiết. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào này thay đổi. Chúng phân chia nhanh hơn, không kiểm soát được, ăn sâu xuống lớp dưới hoặc lan sang các bộ phận lân cận và hình thành nên khối ung thư cổ tử cung.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung

Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung được gây ra bởi nhiễm virus HPV (virus gây bướu nhú ở người). Virus HPV có thể xâm nhập vào tế bào và kích thích tế bào thay đổi. Một số chủng HPV có liên quan rõ rệt tới Ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và họng. Những chủng này được gọi là chủng nguy cơ cao gây ung thư. Một số chủng thì chỉ gây mụn cóc sinh dục mà không phải ung thư.

HPV là một virus lây truyền qua tiếp xúc tình dục. HPV là một loại virus rất thường gặp và hầu hết những phụ nữ có đời sống Tình dục bình thường, thường xuyên và chủ động sẽ có nhiễm một virus HPV trong đời. Nhiễm HPV thường không gây ra triệu chứng và hầu hết các nhiễm này lại tự biến mất. Những trường hợp nhiễm HPV trong thời gian ngắn như thế chỉ gây ra những thay đổi ít (mức độ thấp) của tế bào. Các tế bào có thể quay trở về bình thường khi nhiễm HPV biến mất. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhiễm các chủng nguy cơ cao trong thời gian dài, những tế bào cổ tử cung có thể thay đổi mạnh mẽ (mức độ cao). Những thay đổi tế bào cổ tử cung mức độ cao có thể dẫn đến ung thư.

2. Mất bao lâu để ung thư cổ tử cung phát triển? Sàng lọc ung thư cổ tử cung - ảnh 1

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung phát triển không quá nhanh, thường mất 3-7 năm. Trong thời gian này, những tế bào trên bề mặt hoặc xung quanh cổ tử cung có những biến đổi bất thường. Những thay đổi sớm trước khi xuất hiện ung thư này gọi là dị sản (dysplasia) hoặc tân sản nội biểu mô cổ tử cung (cervical intraepithelial neoplasia - CIN).

  • Các yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung:

Yếu tố nguy cơ lớn nhất là nhiễm một loại HPV mà chủng đó có nguy cơ cao gây ra ung thư. Những yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV, bao gồm:

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tiền sử cá nhân có loạn sản cổ tử cung, âm đạo hoặc âm hộ
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung
  • Hút thuốc lá
  • Mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, ví dụ chlamydia
  • Bệnh lý hệ miễn dịch.

3. Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm HPV?

Hiện tại đang có những vắc-xin để phòng ngừa HPV. Vắc-xin hiện tại cung cấp bảo vệ ngừa các chủng thường gặp nhất gây ra ung thư, tiền ung thư, và mụn cóc sinh dục. Tuổi lý tưởng cho sử dụng Vắc-xin HPV là 11-12 tuổi, tuy nhiên hoàn toàn có thể sử dụng vắc-xin này ở khoảng từ 9-26 tuổi.

4. Triệu chứng của ung thư cổ tử cung là gì? Sàng lọc ung thư cổ tử cung - ảnh 2

ra máu âm đạo bất thường có thể là biểu hiện đầu tiên của ung thư

Những triệu chứng đầu tiên có thể là ra máu âm đạo bất thường, ra máu thấm giọt hay tăng tiết dịch âm đạo. Ra máu kinh nguyệt có thể lượng nhiều hơn bình thường, hoặc có thể ra máu sau giao hợp. Khi ung thư tiến triển, các dấu hiệu có thể bao gồm đau tiểu khung, tiểu buốt, tiểu rắt. Ung thư có thể lan đến các khu vực lân cận như bàng quang và các hạch lympho.

5. Chẩn đoán ung thư cổ tử cung như thế nào?

Sàng lọc ung thư cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng trước hết vì nó cho phép phát hiện những thay đổi của tế bào trước khi trở thành ung thư. Khi những thay đổi được phát hiện, soi cổ tử cung xem xét tổn thương được tiến hành. Và cuối cùng, mô cổ tử cung sẽ được sinh thiết và làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán chắc chắn.

Sàng lọc -----> Soi cổ tử cung -----> Sinh thiết - GPB

Trong những bước tiếp theo, kích cỡ của khối u, mức độ di căn của khối u được xác định bằng thăm khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ, Chụp CT Scan hay chụp PET/CT. Dựa trên toàn bộ các thông tin này bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của ung thư. Ung thư cổ tử cung có các giai đoạn từ I đến IV. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung còn có giai đoạn mà các tế bào ung thư chưa xâm nhập hay tại chỗ, gọi là giai đoạn 0. Lúc này các tế bào vẫn chỉ ở lớp trên cùng của cổ tử cung mà chưa ăn sâu xuống các lớp dưới. Phát hiện ung thư cổ tử cung trong giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng tới việc điều trị và tiên lượng.

6. Điều trị và theo dõi ung thư cổ tử cung như thế nào?

Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật (cắt tử cung hoàn toàn, nạo vét hạch tiểu khung), hóa trị và xạ trị và có thể phối hợp nhiều phương pháp tùy theo giai đoạn của ung thư. Sau đợt điều trị, hàng năm bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra lại bằng sàng lọc để chắc chắn tất cả các tế bào ung thư đã hết, cho dù cổ tử cung đã cắt.

7. Sàng lọc ung thư cổ tử cung là gì và tại sao nó quan trọng?

Sàng lọc ung thư cổ tử cung được sử dụng để tìm những thay đổi của tế bào cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư. Sàng lọc bao gồm:

Quá trình lấy mẫu bệnh phẩm đơn giản và nhanh. Bác sĩ phụ khoa sẽ dùng dụng cụ mở âm đạo để bộc lộ cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm bằng dụng cụ như chổi quét và ngâm vào dung dịch cố định. Với xét nghiệm Pap smear, bác sĩ xét nghiệm sẽ tìm xem có tế bào bất thường hay không. Với Xét nghiệm HPV, phân tích gen được sử dụng để tìm các chủng HPV nguy cơ cao thường gặp nhất.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung quan trọng bởi vì nó có thể phát hiện những thay đổi của tế bào trước khi trở thành ung thư. Những phụ nữ mà tế bào cổ tử cung thay đổi ở mức độ thấp có thể sàng lọc thường xuyên hơn để xem các tế bào có thể trở về bình thường hay không. Những phụ nữ mà tế bào cổ tử cung thay đổi ở mức độ cao có thể có những điều trị tích cực ngay để loại bỏ các tế bào đó.

8. Sàng lọc ung thư cổ tử cung nên làm thường xuyên như thế nào và khi nào dừng? Sàng lọc ung thư cổ tử cung - ảnh 3

Xét nghiệm Pap smear
  • Dưới 21 tuổi thì không cần sàng lọc ung thư cổ tử cung.
  • Từ 21 đến 29 tuổi, cần làm xét nghiệm Pap smear mỗi 3 năm/ lần.
  • Từ 30 đến 65 tuổi, cần làm xét nghiệm Pap smear cùng với Xét nghiệm HPV mỗi 5 năm/ lần. Nếu không có Xét nghiệm HPV thì xét nghiệm Pap smear cần làm mỗi 3 năm/ lần.
  • Sau 65 tuổi, sàng lọc sẽ không cần làm nữa nếu như người phụ nữ không có tiền sử bất thường tế bào cổ tử cung ở mức độ vừa hay nặng hoặc tiền sử ung thư cổ tử cung và trong vòng 10 năm qua, xét nghiệm phối hợp đều âm tính.
  • Ngay cả khi người phụ nữ đã sử dụng vắc-xin phòng ngừa HPV thì vẫn phải tuân thủ hướng dẫn sàng lọc theo tuổi.

9. Kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường có nghĩa là gì?

Nhiều phụ nữ có kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường. Một kết quả bất thường không có nghĩa là ung thư bởi những thay đổi của tế bào cổ tử cung có thể tự trở lại bình thường. Nếu như không quay trở lại bình thường thì cũng mất một số năm cho các tế bào có thay đổi mức độ cao trở thành ung thư. Kết quả tế bào học cổ tử cung được báo cáo bằng thuật ngữ tổn thương nội biểu mô tế bào lát (SIL). Báo cáo sẽ chỉ ra tế bào học là ASC-US, LSIL, HSIL, hoặc ASC-H.

Nếu bất thường tế bào trong sàng lọc, tốt nhất là nên làm lại xét nghiệm Pap smear. Tiếp theo, soi cổ tử cung và sinh thiết thương tổn là cần thiết để xác định mức độ thay đổi nặng tới mức nào cho chẩn đoán chính xác.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung không phải luôn luôn hoàn toàn chính xác. Đôi khi kết quả chỉ ra tế bào bất thường trong khi thực tế là bình thường. Đó là kết quả dương tính giả. Hoặc khi xét nghiệm không phát hiện thấy tế bào bất thường khi chúng hiện diện thì là kết quả âm tính giả. Để tránh các trường hợp âm tính giả hay dương tính giả, trước 2 ngày làm xét nghiệm, người phụ nữ nên tránh thụt rửa âm đạo, giao hợp, sử dụng các thuốc hay sản phẩm vệ sinh đặt vào âm đạo. Xét nghiệm cũng không nên thực hiện khi đang có kinh.

10. Soi cổ tử cung được thực hiện như thế nào? Sàng lọc ung thư cổ tử cung - ảnh 4

Thiết bị dùng để soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung được thực hiện tại phòng khám. Bác sĩ phụ khoa dùng một nguồn sáng rọi vào cổ tử cung và quan sát qua kính phóng đại. Soi cổ tử cung thường được làm sau khi kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung chỉ ra những thay đổi bất thường của tế bào. Qua soi cổ tử cung cùng với các dung dịch đặc biệt, bác sĩ phụ khoa sẽ xem xét các tổn thương bất thường, các vùng bất thường tại cổ tử cung và sinh thiết lấy mảnh mô cổ tử cung tại vị trí tổn thương. Kết quả sinh thiết thường được báo cáo bằng thuật ngữ tân sản nội biểu mô cổ tử cung (CIN). CIN 1 là các thay đổi tế bào ở mức độ thấp và CIN 3 là thay đổi tế bào ở mức độ cao. LSIL trong xét nghiệm tế bào học cổ tử cung tương đương với CIN 1, và HSIL tương đương CIN 2 và CIN 3. Các tế bào nội ống cổ tử cung cũng được thu thập làm giải phẫu bệnh.

11. Cắt cổ tử cung bằng vòng đốt điện (LEEP) như thế nào?

i người phụ nữ có kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường với các tế bào có thay đổi mức độ cao (LSIL hoặc CIN 2, CIN 3), bác sĩ có thể thực hiện cắt cổ tử cung bằng vòng đốt điện (LEEP). Đây là một phương pháp điều trị rất thông dụng để loại bỏ các tế bào bất thường bằng một vòng cắt mỏng bằng điện. Thủ thuật này được thực hiện tương đối đơn giản trong vòng vài phút. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp khác như khoét chóp, áp lạnh hoặc laser có thể sử dụng.

Để hạn chế tối đa khả năng mắc ung thư cổ tử cung, những phụ nữ đã có quan hệ Tình dục ở độ tuổi 30 - 49 nên làm xét nghiệm tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm khám sàng lọc sớm hơn nếu thấy biểu hiện bất thường.

 

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hải

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Ung bướu: Đầu, mặt, cổ, Tuyến giáp ...
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Lê Chính Đại

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Ung bướu: Đầu, mặt, cổ, Tuyến giáp ...
  • 480.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Văn Lạc

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Ung bướu: Đầu, mặt, cổ, Tuyến giáp ...
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ nội trú Phạm Anh Đức

  • Số 266 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Ung bướu: Đầu, mặt, cổ, Tuyến giáp ...

Bác sĩ CK I Nguyễn Hồng Hải

  • 40 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Ung bướu: Đầu, mặt, cổ, Tuyến giáp ...
  • 370.000đ