1. Như thế nào là dính buồng tử cung?
Tử cung được cấu tạo bao gồm 3 lớp: Lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Riêng lớp nội mạc tử cung lại được chia ra thành 2 lớp riêng biệt gồm lớp chức năng nằm ở phía trên và lớp đáy nằm ở phía dưới. Theo đó, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp chức năng sẽ bị bong tróc ra, thải ra ngoài ở dạng máu kinh nguyệt. Lớp đáy sẽ đảm nhiệm vai trò tái tạo lại lớp chức năng vừa bị bong tróc.
Tình trạng dính buồng tử cung thường liên quan trực tiếp đến 2 lớp nội mạc này. Khi lớp đáy của nội mạc tử cung bị tổn thương vì một hay nhiều nguyên nhân nào đó, khiến thành tử cung ở phía trước và phía sau bị dính lại với nhau. Điều này gây cản trở sự tái tạo lại lớp nội mạc tử cung sau mỗi kỳ kinh nguyệt, dẫn đến hiện tượng trứng không thể làm tổ sau khi thụ thai.
2. Nguyên nhân gây dính buồng tử cung
Có nhiều nguyên nhân gây dính tử cung, nhưng chủ yếu vẫn là do các thủ thuật can thiệp tác động đến buồng tử cung.
- Nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là do biến chứng của việc nạo - hút thai hoặc nạo hút nhau thai sau sinh hay sau sẩy thai. Mặc dù khi thực hiện thủ thuật nạo hút thai, nhau thai, các bác sĩ luôn cố gắng hút thật sạch phía bên trong tử cung. Tuy nhiên do kỹ thuật hạn chế sẽ khiến lớp đáy niêm mạc tử cung bị tổn thương. Để phòng tránh biến chứng, chị em phụ nữ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện thủ thuật nạo hút thai, nhau thai và thực hiện các can thiệp khác.
- Các thủ thuật bóc tách U xơ tử cung hay thủ thuật ở cơ quan tiết dục trong tử cung... cũng có thể dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc. Bên cạnh đó, bệnh nhân không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sau khi thủ thuật dẫn đến Tình trạng viêm nhiễm âm đạo, viêm tử cung... gây biến chứng dính buồng tử cung.
- Tử cung bị viêm nhiễm kết hạch, viêm nhiễm hậu sản... cũng có thể là nguyên nhân phổ biến dẫn tới dính buồng tử cung.
- Những nguyên nhân khác cũng có thể gây ra hiện tượng dính tử cung đó là sự suy thoái tầng đáy của lớp nội mạc tử cung do biến chứng của thủ thuật cắt bằng điện trong lớp nội mạc tử cung, đông lạnh, vi sóng trong tử cung, trị xạ cục bộ...
- Sau khi mắc nhiễm trùng lao nội mạc tử cung hoặc viêm nhiễm vùng kín... bệnh nhân cũng có thể mắc phải tình trạng này.
3. Dính buồng tử cung siêu âm có thể phát hiện được không?
Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường quy trong khám - chữa bệnh hiện nay. Siêu âm tử cung sẽ giúp bác sĩ theo dõi tử cung và phát hiện những bất thường gặp phải khá chính xác. Với tình trạng dính buồng tử cung kèm theo các triệu chứng ứ đọng máu kinh bên trong thì siêu âm có thể phát hiện được. Lúc này, siêu âm sẽ cho thấy lớp nội mạc tử cung mỏng, có ứ dịch bên trong lòng tử cung. Tuy nhiên ̧ kết quả siêu âm dính buồng tử cung này chỉ có thể phát hiện và dự đoán một phần. Phương pháp chẩn đoán dính buồng tử cung chính xác là nội soi buồng tử cung cho hình ảnh dày dính hoặc chụp phim X-quang tử cung vòi trứng.
4. Dính buồng tử cung có Mang thai được không?
Dính buồng tử cung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trước tiên nó sẽ tước đoạt khả năng làm mẹ, gây vô sinh nữ trong trường hợp thành tử cung trước và sau dính lại hoàn toàn, khiến tinh trùng không thể gặp được trứng để thụ thai được. Thêm vào đó, nếu mặt trước và mặt sau của thành tử cung chỉ bị dính một phần thì lúc này, cho dù trứng và tinh trùng có gặp được nhau nhưng trứng thụ tinh cũng rất khó để vào được tử cung làm tổ, dẫn tới nguy cơ Mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai khá cao.
Trên lý thuyết, một số phụ nữ bị dính buồng tử cung nhưng không gây ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh. Hiện tượng thụ thai vẫn diễn ra bình thường tuy nhiên lớp nội mạc tử cung đã bị tổn thương, không tái tạo kịp lớp chức năng giàu Dinh dưỡng cho phôi bám vào, dẫn đến thai không thể bám vào lớp niêm mạc tử cung hoặc sau khi bám vào niêm mạc tử cung không thể dày lên thì sẽ dẫn đến sảy thai. Tình trạng Sảy thai diễn ra liên tiếp có thể dẫn tới vô sinh.
Phụ nữ bị dính tử cung nặng thì khả năng mang thai là rất thấp, tỉ lệ Sảy thai cao, có thể sảy liên tiếp nhiều lần. Theo thống kê, phụ nữ nạo Phá thai từ 2 lần trở lên có khoảng 68% bị hiếm muộn thứ phát.
5. Triệu chứng gợi ý dính buồng tử cung
Kinh nguyệt không đều là một biểu hiện rõ nhất. Kinh nguyệt không đều phụ thuộc vào việc tử cung bị dính một phần hay toàn bộ. Tại phần bị dính buồng tử cung các mô nội mạc tử cung không thể phát triển được dẫn tới tình trạng kinh thưa, lượng máu kinh ít hoặc vô kinh thứ phát.
Một số người nhận thấy biểu hiện đau dữ dội vùng bụng dưới sau khoảng một tháng bỏ thai, ngay cả lúc đi lại hay đi vệ sinh bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Mặc dù đây là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp sảy thai nhưng dính buồng tử cung hoàn toàn có thể chữa được thông qua phương pháp phẫu thuật, tách phần tử cung bị dính và tái tạo lại buồng tử cung.
Thời gian và hiệu quả điều trị còn tùy vào mức độ tổn thương niêm mạc tử cung, diện tích vị dính và tình trạng của bệnh nhân. Tổn thương tử cung càng nhỏ, diện tích dính càng thấp thì việc tách dính và phục hồi sẽ nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, trường hợp lớp niêm mạc tử cung mỏng do nạo phá thai nhiều lần thì việc phục hồi trở lên rất khó khăn, bệnh nhân cần kiên trì, tuân thủ liệu trình bác sĩ đưa ra. Trường hợp dính buồng tử cung do nhiễm lao sinh dục, viêm nhiễm phụ khoa kéo dài thì cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi phẫu thuật tách dính buồng tử cung.
Khách hàng có thể đến với Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản - Bệnh Viện Bưu Điện. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.
Tính tới thời điểm hiện tại, các kỹ thuật cũng như tỷ lệ mang thai sinh hóa, lâm sàng của Bệnh viện Bưu Điện đã sánh ngang với các trung tâm IVF lớn trên thế giới.
Các Kỹ thuật tại Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản - Bệnh Viện Bưu Điện:
Hiện nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói chung và kỹ thuật làm IVF ở Bệnh viện Bưu Điện nói riêng từ hiện đại tới cổ điển đều được áp dụng một cách linh hoạt, khéo léo nhằm mang tới hiệu quả cao nhất. Một số kỹ thuật được áp dụng phải kể đến như:
- Bơm tinh trùng vào tử cung (IUI)
- Bơm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)
- Lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA)
- Hỗ trợ thoát màng
- Chuyển phôi đông lạnh.