Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Sỏi túi mật: triệu chứng, điều trị và chế độ ăn uống

09/10/2020
Sỏi túi mật: triệu chứng, điều trị và chế độ ăn uống

Túi mật chứa sỏi hầu hết là bình thường nên bệnh nhân có thể sống chung hòa bình với nó. Hầu hết sỏi túi mật không gây triệu chứng, không đau, không nhiễm trùng...

Sỏi túi mật là kết tinh thành dạng tinh thể rắn của các thành phần có trong dịch mật ở trong túi mật. Sỏi có kích thước từ nhỏ như một hạt cát đến to bằng một quả bóng golf, từ một cục sỏi đến nhiều sỏi cùng một lúc giúp tiêu hóa chất béo

2. Triệu chứng của sỏi túi mật

  • Đau quặn từng cơn vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.
  • Thường khởi phát đột ngột và chấm dứt trong vòng vài phút đến vài giờ, mức độ đau nhiều ngay từ lúc khởi phát, sau đó đau duy trì trong một thời gian rồi giảm dần. - Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn thịnh soạn vào buổi chiều, thức ăn giàu chất béo thường gây đau, tuy nhiên, bất cứ thức ăn nào cũng có thể khởi phát cơn đau quặn mật.
  • Cơn đau thường tái phát nhiều lần.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Các triệu chứng không đặc hiệu gồm ợ hơi, khó tiêu, đầy hơi...

3. Ai dễ bị sỏi túi mật?

Bệnh Sỏi túi mật thường gặp ở nữ giới vì phần lớn liên quan kích thích tố nữ như progesteron khiến giảm vận động túi mật, trong khi estrogen làm tăng cholesterol và giảm acid mật hòa tan cholesterol. Estrogen gia tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, progesteron làm chậm tốc độ giải phóng túi mật. Điều này giải thích, vì sao xác suất mắc bệnh của phụ nữ giảm dần cùng tuổi tác (so với xu hướng mắc bệnh của nam giới). Trước 40 tuổi, tỷ lệ Sỏi mật ở phụ nữ (nguy cơ mắc bệnh đặc biệt tăng khi có thai) được chẩn đoán cao gần gấp ba lần nam giới; sau tuổi 60 xác suất mắc bệnh ở phụ nữ tăng không đáng kể. Liệu pháp hormon thay thế (estrogen) cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong trường hợp hormon được bổ sung cho cơ thể ở dạng uống thay vì gián tiếp qua băng dính (qua da). Viên ngừa thai cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sỏi túi mật, nhất là trong 10 năm đầu sử dụng.

Tiếp theo là tình trạng béo phì: những mô trong cơ thể chứa mỡ nhiều hơn cũng sản xuất nhiều estrogen hơn. Thật phi lý, khi nguy cơ cũng gia tăng trong trường hợp sụt cân đột ngột vì nỗ lực giảm béo; bởi thực đơn nghèo năng lượng kìm hãm cơ chế sản xuất mật - yếu tố khiến cho quá trình kết tủa cholesterol diễn ra nhanh hơn. Tình trạng xuất hiện sỏi túi mật sau những ca Hút mỡ hoặc phẫu thuật làm nhỏ dạ dày nhằm hạn chế háu ăn xảy ra nhiều tới mức hiện không hiếm bệnh nhân yêu cầu cắt bỏ túi mật ngay khi thực hiện kỹ thuật này.

Một nguyên nhân nữa tiếp tay cho sự xuất hiện của sỏi túi mật là tiểu đường hoặc những bệnh khác hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột - trong đó thậm chí có cả tình trạng tổn thương tủy sống

4. Điều trị sỏi túi mật

4.1. Điều trị sỏi túi mật không có triệu chứng

Các phương pháp sau đây có thể được cân nhắc đến:

  • Theo dõi, không cần bất cứ điều trị gì
  • Tránh chế độ ăn nhiều mỡ, năng vận động, giảm cân
  • Uống thuốc làm tan sỏi có tác dụng đối với sỏi nhỏ nhưng thời gian điều trị kéo dài và có tỉ lệ tái phát cao
  • Tán sỏi ngoài cơ thể: hiện nay không còn được chỉ định cho sỏi túi mật, do có có tỉ lệ tái phát cao, và có nguy cơ gây nghẽn đường mật và gây viêm tuỵ.
  • Phẫu thuật cắt túi mật được chỉ định trong một số ít trường hợp: Trẻ em; Bệnh nhân tiểu đường; Đang sử dụng corticoid, các thuốc giảm đau, các bệnh lý Thần kinh làm giảm cảm giác đau thành bụng; Túi mật có nhiều sỏi nhỏ hay có sỏi lớn hơn 2 cm; Có sỏi đường mật kết hợp

4.2.Điều trị sỏi túi mật có triệu chứng

4.2.1 Điều trị nội khoa cơn đau quặn mật

Bệnh nhân phải nhập viện vì Cơn đau quặn mật thường có mức độ đau đáng kể và cần phải có biện pháp điều trị thích hợp.

Giảm đau là biện pháp điều trị chính đối với bệnh nhân nhập viện vì cơn đau quặn mật.

Khi bệnh nhân hết đau sẽ có 2 lựa chọn là: Cắt túi mật nội soi hoặc được hẹn nhập viện Cắt túi mật nội soi sau 4 tuần

4.2.2 Cắt túi mật nội soi

Cắt túi mật nội soi là phương pháp điều trị được chọn lựa cho sỏi túi mật có triệu chứng

Trước khi có chỉ định phẫu thuật, phải loại trừ khả năng các cơn đau của bệnh nhân là triệu chứng của một bệnh lý khác sỏi túi mật.

5. Chế độ ăn uống cho người Sỏi túi mật

5.1. Sỏi túi mật nên ăn gì?

Hãy kết hợp các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của bạn:

  • ớt chuông
  • trái cây có múi: cam, chanh, …
  • râu củ có màu xanh lá đậm
  • cà chua
  • sữa
  • cá mòi
  • hải sản có vỏ
  • sữa ít béo
  • đậu
  • quả hạch
  • đậu lăng
  • đậu hũ
  • củ dền

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ trái cây và rau quả là cách tốt nhất để cải thiện và bảo vệ sức khỏe túi mật của bạn. Trái cây và rau quả có đầy đủ chất Dinh dưỡng và chất xơ, sau này là điều cần thiết cho một túi mật hồi phục và khỏe mạnh.

Một số thực phẩm được liệt kê là có nhiều vitamin C, canxi hoặc vitamin B, cũng tốt cho túi mật của bạn.

Người ta nghĩ rằng ăn nhiều protein từ thực vật cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh túi mật. Các loại thực phẩm như đậu, các loại hạt, đậu lăng, đậu phụ là những lựa chọn thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ.

5.2. Sỏi túi mật kiêng ăn gì?

Tránh các thực phẩm sau đây cho chế độ ăn kiêng túi mật lành mạnh:

  • dầu thực vật
  • mỡ động vật
  • thực phẩm trắng tinh chế (bánh mì, mì ống, vv)
  • thức ăn giàu chất béo
  • thực phẩm chế biến sẵn

Bạn nên tránh một số loại thực phẩm tác động xấu đến túi mật của bạn. Thực phẩm gây hại nhất là thực phẩm nhiều chất béo và chế biến sẵn. Thực phẩm có dầu mỡ hoặc chiên trong dầu. Như dầu thực vật và dầu đậu phộng khó phân hủy hơn và có thể gây ra các vấn đề về túi mật.

Thực phẩm có chất béo chuyển hóa, như những chất trong các sản phẩm chế biến hoặc nướng thương mại, cũng có thể gây hại cho sức khỏe túi mật.

Tránh các thực phẩm trắng tinh chế, như mì trắng, bánh mì và đường, có thể bảo vệ túi mật của bạn. Bạn cũng nên tránh rượu và thuốc lá.

5.3. Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật túi mật

Nếu bạn cần phải cắt bỏ túi mật, bạn có thể bị tiêu chảy và phân lỏng trong vài tuần sau phẫu thuật. Điều này do sự giải phóng liên tục của mật vào ruột của bạn.

Để giảm các tác dụng phụ này, tránh những thực phẩm này sau phẫu thuật túi mật:

  • thực phẩm chứa hơn 3 gram chất béo
  • thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên, hoặc chế biến
  • nước Sốt kem hoặc nước thịt
  • sữa đầy đủ chất béo

Thay vào đó, hãy ăn thực phẩm giàu chất xơ ít chất béo. Bạn nên ăn thực phẩm có ít hơn 3 gram chất béo mỗi khẩu phần. Tăng chất xơ của bạn từ từ, và bắt đầu với chất xơ dễ hấp thu, như yến mạch. Bạn cũng có thể ăn các bữa ăn nhỏ hơn một cách thường xuyên hơn.

6. Phòng ngừa sỏi túi mật

  • Duy trì lối sống lành mạnh với cân nặng hợp lý (BMI từ 18 - 23)
  • Chế độ ăn uống ít chất béo, ít cholesterol
  • Vận động thể dục đều đặn: Nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh sỏi túi mật cũng như cách điều trị, chế độ ăn uống. Tuy nhiên để biết tình trạng bệnh của bệnh nhân cũng như biện pháp điều trị thích hợp thì cần đươc bác sĩ thăm khám cụ thể để có kết quả điều trị tốt nhất.