1. Dây rốn thắt nút là gì?
Dây rốn là mối dây kết liền giữa mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ; dây rốn cung cấp khí ô-xy và dưỡng chất cho bé và giúp thải chất thải của bé ra ngoài .
Trong thai kỳ, dây rốn đảm nhận vai trò quan trọng khi vận chuyển oxy và dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi, đảm bảo sự sống của bé khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi dây rốn bị thắt nút sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ cả trong quá trình Mang thai lẫn quá trình chuyển dạ.
Đây là tình trạng bệnh lý do thai di chuyển trong giai đoạn cuối 3 tháng đầu tạo ra. Tỷ lệ gặp chiếm khoảng 0,3% đến 1% tuỳ từng nghiên cứu. Khi dây rốn thắt nút, đa số các trường hợp sẽ thắt lỏng, thai Nhi thường ít bị ảnh hưởng trong quá trình có thai. Nhưng khi dây rốn thắt chặt, sẽ làm cản trở tuần hoàn thai nhi, hậu quả cuối cùng là thai Nhi sẽ chết trong bụng mẹ.
2. Nguyên nhân gây tình trạng dây rốn thắt nút
Khó có thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dây rốn thắt nút ở em bé. Theo các bác sĩ thì dây rốn bị thắt nút hình thành khi em bé vận động và di chuyển bên trong bụng mẹ qua các vòng cung dây rốn.
Thắt nút dây rốn được hình thành trong quá trình thai nhi cử động, di chuyển qua các vòng cung dây rốn. Có 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như: dây rốn dài, đa ối, kích thước thai nhi nhỏ, thai nhi là bé trai, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, song thai 1 túi ối, có chọc dò ối thai kỳ, đẻ nhiều và mẹ dùng các chất kích thích...
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng khó xác định chính xác thời điểm tạo thành dây rốn thắt nút. Dây rốn thắt nút có thể tạo thành rất sớm từ 9-12 tuần tuổi thai, bởi ở giai đoạn này thể tích nước ối nhiều hơn thể tích thai nhi
Dây rốn thắt nút rất khó để phát hiện trong siêu âm tiền sản. Tuỳ từng khả năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm lâm sàng cũng như chất lượng của hệ thống máy siêu âm, dây rốn thắt nút có thể phát hiện ra.
Một số tác nhân làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút bao gồm:
- Dây rốn dài
- Kích thước thai nhỏ
- Đa ối
- Thai nhi là bé trai nên vận động nhiều hơn
- Song thai một túi ối
- Thai nhi hoạt động quá nhiều…
3. Dây rốn thắt nút nguy hiểm như thế nào ?
Dây rốn thắt nút có các trường hợp như: dây rốn thắt lỏng và dây rốn thắt chặt; mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào tùy tình trạng thắt nút của dây rốn. Nếu thắt lỏng thì thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn; ngược lại, nếu dây rốn thắt chặt thì tuần hoàn của thai nhi sẽ bị cản trở; em bé không được cung cấp khí oxy và chất Dinh dưỡng và có thể tử vong ngay trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ em bé luôn chuyển động thông qua việc nghịch, xoay đầu;…sẽ khiến các nút thắt dây rốn bị chặt. Và điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ; khi đầu em bé được đẩy ra ngoài; dây rốn cũng kéo xuống và nút thắt trở nên chặt hơn gây thiếu máu và oxy cho thai nhi. Đặc biệt những trường hợp thai chuyển dạ sinh ngã âm đạo với dây rốn thắt nút có thể gây thiếu máu não, bại Não hoặc thai tử ngay sau sinh.
4. Chẩn đoán và xử trí dây rốn thắt nút
- Việc chẩn đoán dây rốn thắt nút dựa vào chủ yếu là siêu âm thai nhi Doppler màu và siêu âm 4D. Cần phân biệt với dây rốn thắt nút giả do sự dày lên của thạch Wharton hoặc phù nề mạch máu dây rốn, và không gây nguy hại gì cho thai nhi trong thai kỳ và thời kỳ chuyển dạ.
- Theo dõi chuyển dạ ở thai nhi có dây rốn thắt nút cần được theo dõi nghiêm ngặt bằng monitoring tim thai để phát hiện sớm dấu hiệu thai suy và mổ lấy thai kịp thời. Trường hợp dây rốn thắt nút lỏng vẫn có thể sinh thường ngã âm đạo.
- Cuối cùng, không có biện pháp phòng ngừa dây rốn thắt nút, chỉ có tầm soát và siêu âm đánh giá tình trạng dây rốn trong suốt thời kỳ Mang thai ở cơ sở y tế tin cậy giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng.
Vì vậy để giảm các nguy cơ biến chứng do dây rốn thắt nút gây ra mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Khi phát hiện có hiện tượng dây rốn thắt nút cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao để được theo dõi và xử trí kịp thời.
3. Vậy mẹ cần lưu ý khi bị dây rốn thắt nút?
Khi siêu âm bác sĩ nghi ngờ mẹ bầu bị dây rốn thắt nút, mẹ phải thực sự cẩn trọng. Theo nghiên cứu, tỷ lệ tử vong của trường hợp bị dây rốn thắt nút tăng gấp 4 lần so với trường hợp thai kỳ bình thường. Để đề phòng được biến chứng nguy hiểm của thắt nút dây rốn trong thai kỳ, mẹ cần chú ý hơn đến hoạt động của thai, nếu thấy bất kỳ sự bất thường nào, cần phải đi khám ngay.
Mọi thắc mắc về Kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI, hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa trên bcare.vn
Hãy Đặt lịch khám bác sĩ Sản phụ khoa trên bcare TẠI ĐÂY