Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ, hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn nửa cuối của thai kỳ. Bệnh xảy ra khi hàm lượng đường (glucose) ở mức quá cao, được phát hiện trong thời gian mang thai, làm cho người mẹ có khả năng sẽ bị mắc bệnh tiền sản giật vào cuối thai kì hoặc sinh khó

Tên gọi khác: Tiểu đường thai kỳ , đái tháo đường thai kỳ

Chẩn đoán

Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Tổng quan

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là bệnh gì?

Tiểu đường thai kỳ, hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn nửa cuối của thai kỳ. Bệnh xảy ra khi hàm lượng đường (glucose) ở mức quá cao, được phát hiện trong thời gian mang thai, làm cho người mẹ có khả năng sẽ bị mắc bệnh tiền Sản giật vào cuối thai kì hoặc sinh khó. Ngoài ra, bệnh này cũng sẽ ảnh hưởng đến thai Nhi như bị tổn thương sau sinh (ở vai), gặp vấn đề hô hấp… Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu người mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ, họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh Tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người khác.

Những ai thường mắc phải tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ)?

Bất cứ sản phụ nào cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở những phụ nữ thừa cân hoặc trên 35 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là gì?

Tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện trong quá trình khám thai. Hãy lưu ý đến vấn đề sức khỏe nếu bạn có những dấu hiệu sau:

  • Mờ mắt;

  • Mệt mỏi;

  • Khát nước;

  • Đi tiểu nhiều;

  • Sụt cân dù ăn rất nhiều.

Tuy nhiên, phụ nữ Mang thai không mắc tiểu đường thai kỳ cũng có thể có những dấu hiệu trên. Vì vậy hãy báo ngay cho bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa 1
Tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa 2
Tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa 3
Tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa 4
Tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là gì?

Khi mang thai, nhau thai của người mẹ sẽ sản xuất một loại hormone trong suốt giai đoạn mang thai. Hormone này ngăn chặn insulin chuyển hóa đường thành năng lượng. Điều này dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao và dẫn đến bị tiểu đường.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ như:

  • Thành viên trong gia đình đã từng mắc bệnh tiểu đường;

  • Người thừa cân hoặc trên 35 tuổi;

  • Đã từng sẩy thai hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân;

  • Mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai;

  • Huyết áp cao;

  • Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của đái tháo đường thai kỳ:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

  • Tránh những thực phẩm có nhiều chất béo hoặc chất ngọt ;

  • Hạn chế ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột như bánh mì, mì ống, cơm và khoai tây;

  • Ăn nhiều rau quả;

  • Tập các bài thể dục phù hợp như đi bộ…

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ)?

Mục tiêu điều trị là kiểm soát lượng đường trong máu ở giới hạn cho phép bằng những phương pháp như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: nên hạn chế các chất béo, các chất ngọt, ăn nhiều trái cây và rau củ.

  • Tập các bài tập thể dục dành riêng cho người mang thai;

  • Thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi để sớm phát hiện những biến chứng mà tiểu đường thai kỳ có thể gây ra;

Hầu hết phụ nữ khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ không cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu lượng đường của bạn vẫn không giảm dù đã áp dụng các phương pháp trên, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số thuốc để điều trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ)?

Rất khó dựa vào những triệu chứng để chẩn đoán bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Phụ nữ khi mang thai nên xét nghiệm lượng đường trong cơ thể vào khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ để sớm phát hiện bệnh. Khi đã được chẩn đoán mình bị tiểu đường thai kỳ, nên thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu tại nhà để có những biện pháp kiểm soát phù hợp.