1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Khi phụ nữ mang thai, nhau thai trong tử cung tiết ra các hóc- môn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Các hormone này cũng ngăn chặn hoạt động của Insulin trong cơ thể mẹ. Ở hầu hết phụ nữ Mang thai sẽ tăng cường sản xuất insulin để giữ đường máu ở mức bình thường. Tuy nhiên khi insulin không sản xuất đủ số lượng cần thiết và bị giảm hoạt động, nói cách khác Glucose không thể rời máu vào tế bào để sinh năng lượng. Điều này dẫn đến sự tích tụ đường trong máu đến mức cao gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này thường hết sau khi sinh.
Những phụ nữ nguy cơ cao mắc Tiểu đường thai kỳ bao gồm:
- Tiền sử tiểu đường thai kỳ trong những lần Mang thai trước đó.
- Tiền sử đẻ con to >= 4kg.
- Thừa cân, béo phì.
- Mang thai muộn > 35 tuổi.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Có đường niệu.
- Tiền sử gia đình cùng huyết thống có nhiều người đái tháo đường.
Thông thường phụ nữ mang thai nên tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Ở những phụ nữ có nguy cơ cao cần tầm soát tiểu đường thai kỳ sớm hơn để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Xem thêm: Tầm soát tiểu đường thai kỳ là gì và khi nào?
2. Những điều lưu ý khi điều trị tiểu đường thai kỳ
Sau khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, 3 phương pháp áp dụng với tất cả các bệnh nhân tiểu đường đó là: Thay đổi chế độ ăn, luyện tập đúng cách và cuối cùng là thuốc.
2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
70-85% bệnh nhân tiểu đường thai kỳ có thể điều chỉnh mức đường huyết trở về bình thường bằng thay đổi chế độ ăn mà không cần dùng thuốc.
Lượng carbohydrate ăn vào:
- 11,5 đến 16kg với BMI trước mang thai 18,5 - 24,9 kg/m2 35 - 45 % tổng lượng Calo, chia làm 3 bữa ăn từ nhỏ- trung bình và khoảng 2-4 bữa ăn phụ bao gồm cả bữa ăn đêm. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( <56) hay trung bình (56-69) như xà lách, rau cải, cà rốt, cà chua, nấm, rau ngót... Tăng cường protein và chất béo trong thức ăn thường ít ảnh hưởng đến đường máu sau ăn và góp phần giảm cảm giác thèm ăn cho thai phụ.
- Tránh ăn đồ ngọt nhiều đường: kẹo bánh, kem, bánh rán, mứt thạch, nước Sốt ngọt, đồ uống có ga. Ăn các loại thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo bão hòa: thịt đỏ, thịt heo, thịt gà, cá,.. các loại thực phẩm giàu đạm khác như: phô mai, đậu phộng (lạc),...
- Các loại thực phẩm tinh bột: chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt hơn là các loại đã tinh chế, ăn trái cây 1 miếng nhỏ thay vì cả quả. Tránh uống nước hoa quả, nếu uống thì hãy pha thêm với nước.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Các phụ nữ tiểu đường thai kỳ nên tuân theo cùng 1 khuyến cáo về lượng vitamin và muối khoáng ăn vào như những phụ nữ không bị. Ngoài ra cần bổ sung acid folic 5mg/ ngày bắt đầu từ 3 tháng trước khi ngừng các biện pháp tránh thai, từ tuần thứ 12, liều acid folic nên giảm còn 0,4-1mg/ ngày và tiếp tục đến khi hết cho con bú.
Kiểm soát cân nặng
- Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ Nội tiết và bác sĩ dinh dưỡng.
- Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều.
- Tăng từ 12,5 đến 18kg trong thai kỳ với phụ nữ có BMI trước mang thai < 18.5kg/m2
- 11,5 đến 16kg với BMI trước mang thai 18,5 - 24,9 kg/m2
- 7 đến 11,5kg với BMI trước mang thai từ 25 - 29,9 kg/m2
- 5-9kg với người BMI trước sinh >30kg/m2
2.2. Chế độ tập luyện
Tập thể dục thường xuyên cho phép cơ thể bạn sử dụng Glucose mà không cần thêm insulin. Điều này giúp chống lại tình trạng kháng insulin, tình trạng mà những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đang gặp phải.
Glucose máu có xu hướng tăng cao sau ăn, các phụ nữ đang bị tiểu đường thai kỳ nên đi bộ nhẹ khoảng 15 - 20 phút sau ăn 1h nếu không có chống chỉ định. Hoặc lựa chọn các bài tập nửa trên cơ thể tùy theo tình trạng thai phụ.
Mặc dù vậy mọi chương trình tập thể dục ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đều cần được tư vấn của bác sĩ Nội tiết và bác sĩ Sản khoa.
2.3. Dùng thuốc
Khi đã áp dụng chế độ ăn hợp lý nhất và những bài tập luyện phù hợp nhất mà những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ vẫn chưa kiểm soát tốt đường huyết của mình thì bạn sẽ được bác sĩ khuyên dùng thuốc.
Ở Việt Nam, chỉ insulin là thuốc duy nhất được Bộ Y Tế cho phép sử dụng với đối tượng mắc tiểu đường thai kỳ vì các thuốc viên vẫn chưa chứng minh được sự đầy đủ tính an toàn và có thể qua nhau thai vào cơ thể thai nhỉ.
Bệnh nhân cần được hướng dẫn thử đường huyết 4-6 lần/ ngày vào các thời điểm trước, sau ăn và trước khi đi ngủ để đảm bảo không có những biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết,... và để điều chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập cũng như liều lượng insulin.
3. Làm thế nào để biết mình có mắc tiểu đường thai kỳ hay không?
Tất cả các phụ nữ mang thai đều nên tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần 24 - 28 của thai kỳ. Những phụ nữ có nguy cơ cao nên được tầm soát tiểu đường sớm hơn bình thường.
Để chẩn đoán xem bạn có mắc tiểu đường thai kỳ hay không, bác sĩ sẽ sử dụng “ nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống”. Nghiệm pháp này gồm 2 lần Xét nghiệm như sau:
Xét nghiệm lần 1: Bạn được uống 1 ly nước đường trong vòng 5 phút. Sau đó ngồi nghỉ, 1 tiếng sau bạn sẽ được lấy máu trên đầu ngón tay để đo lượng đường huyết.
Nếu kết quả sàng lọc cho thấy đường huyết >140mg/dL bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm lần 2 sau một tuần
Xét nghiệm lần 2: Bạn cũng được 1 ly nước đường do bác sĩ chỉ định. Bác sĩ sẽ đo đường huyết của bạn vào lúc trước khi uống và vào thời điểm 1h, 2h sau khi uống. Nếu trong 2 kết quả sau khi uống cao hơn bình thường thì bạn được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.