1. Mật độ vú là gì?
Vú có cấu trúc gồm ba thành phần chính:
Mô xơ: Nâng đỡ và giữ định hình dáng vú.
Mô tuyến: Chức năng sản xuất sữa, bao gồm các thùy và hệ thống ống dẫn sữa.
Mô mỡ: Làm đệm giữa mô xơ và mô tuyến, quyết định kích thước vú.
Mật độ vú được xác định dựa trên tỷ lệ giữa mô xơ, mô tuyến (mô đặc) và mô mỡ (mô không đặc). Bác sĩ chỉ có thể đánh giá mật độ vú qua kết quả chụp nhũ ảnh.
Theo hệ thống BI-RADS, mật độ vú được phân thành bốn nhóm:
A: Hầu hết là mô mỡ (10% phụ nữ).
B: Rải rác các vùng xơ tuyến, nhưng mô mỡ vẫn chiếm đa số (40% phụ nữ).
C: Mô đặc không đồng nhất, chiếm đa số (40% phụ nữ).
D: Mật độ vú rất dày, hầu hết là mô đặc (10% phụ nữ).
2. Tại sao mật độ vú quan trọng?
Mật độ vú ảnh hưởng đến hai khía cạnh:
Nguy cơ ung thư vú: Phụ nữ có vú đặc đối diện với nguy cơ cao hơn, dù lý do cụ thể chưa rõ ràng.
Chất lượng chụp nhũ ảnh: Mô vú đặc có thể che khuất hình ảnh khối u, làm khó phát hiện sớm ung thư.
3. Ai có nguy cơ cao có vú đặc?
Mật độ vú thay đổi theo thời gian, nhưng những người sau dễ có vú đặc hơn:
Phụ nữ trẻ.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Phụ nữ dùng liệu pháp nội tiết tố thay thế.
Phụ nữ có cân nặng thấp.
4. Nếu có mật độ vú đặc, cần làm gì?
Mật độ vú đặc là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về nguy cơ ung thư vú và xem xét các phương pháp tầm soát phù hợp.
Các kỹ thuật bổ sung bao gồm:
Siêu âm vú.
Chụp cộng hướng từ (MRI) vú.
Hãy trao đổi với bác sĩ để xác định thời điểm và tần suất tầm soát ung thư vú phù hợp nhất.
Nguồn: cdc.gov