1. Tìm hiểu về phẫu thuật thay lại khớp háng
Giữa năm 1990-2002 có 17,5% khớp háng được thay lại trong tổng số các trường hợp thay khớp kỳ đầu ở nước Mỹ. Như vậy sự tăng lên cả phẫu thuật thay khớp kỳ đầu và thay lại khớp dự tính sẽ là 16,3% trong năm 2005 và 14,5% trong năm 2030. Ở Việt Nam, thay khớp háng kỳ đầu đã được phát triển hơn 20 năm, số lượng ngày một tăng, số bệnh nhân trẻ được thay khớp cũng ngày một tăng. Trong hiện tại và tương lai gần, phẫu thuật viên chỉnh hình sẽ tiếp nhận người bệnh có chỉ định thay lại khớp háng ngày một tăng. Hiện nay chưa có tỷ lệ cụ thể được đưa ra ở Việt Nam.
Phẫu thuật thay lại khớp háng luôn luôn khó khăn hơn và kết quả không bao giờ tốt như sau khi thay khớp háng kỳ đầu. Phẫu thuật thay lại khớp háng đòi hỏi thời gian phẫu thuật dài hơn, mất máu nhiều hơn, tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng sau thay khớp háng, thay khớp háng kỳ đầu, tắc tĩnh mạch sâu, sai khớp, tổn thương thần kinh, Gãy xương đùi cũng cao hơn so với thay khớp háng kỳ đầu.
Phẫu thuật thay lại khớp háng đòi hỏi phải nghiên cứu trước phẫu thuật kỹ lưỡng mất thời gian hơn, kỹ thuật mổ phải hoàn thiện cao hơn, trang thiết bị từ khớp nhân tạo, xương ghép, dụng cụ phẫu thuật phải nhiều hơn so với kỹ thuật lần một. Chỉ số đánh giá kỹ thuật thay lại khớp háng tốt là cung cấp dịch vụ cho người bệnh sau thay khớp có chức năng tốt được đánh giá kết quả ở giai đoạn theo dõi xa.
2. Chống chỉ định và chỉ định thay lại khớp háng
Chống chỉ định và những trường hợp cần cân nhắc trước khi thay lại khớp háng bao gồm:
- Cần phải chứng minh trước khi thay lại khớp cho người bệnh cần xác định đau có phải nguyên nhân do bệnh lý khác như của cuộc sống, do u, tắc mạch, do gãy nứt xương hoặc đau ở vùng kế cận
- Nếu như hội chứng đau là nguyên nhân thất bại của phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo lần một thì cần phải làm rõ đau của người bệnh là kết hợp với phẫu thuật lớn gây ra hay không?
- Phải có điều trị thử thách như: thay đổi vận động, giảm cân, thuốc giảm đau.. để xác nhận chính xác nguyên nhân đau có do lỏng khớp hay không?
- Nhiều người bệnh tuổi cao, không hoạt động, điều kiện sức khỏe chung không đủ sức chịu đựng phẫu thuật thay lại thì nên lựa chọn phương pháp điều trị khác
- Người bệnh yếu có thể lựa chọn cắt đoạn khớp sau phẫu thuật thay khớp có thể đưa kết quả tốt hơn
- Nếu trường hợp quá khó người bệnh đau nhiều cần thảo luận lựa chọn phẫu thuật khác mà người bệnh có thể chấp nhận (như hàn cứng khớp thậm chí cắt cụt chi)
Chỉ định thay lại khớp háng:
Đây là chỉ định chủ yếu của phẫu thuật thay lại khớp háng thường gặp:
- Lỏng khớp vô khuẩn có thể lỏng cả ở ổ cối và lỏng ở đầu trên xương đùi (stem) hoặc lỏng một trong hai phần trên
- Tiêu xương tiến triển xung quanh khớp nhân tạo
- Gãy khớp nhân tạo hoặc mất chức năng cố định cơ học
- Nhiễm trùng sau thay khớp háng
- Gãy xương quanh khớp nhân tạo
Một trong nhiều chỉ định thường gặp trong phẫu thuật thay lại là đau do lỏng 01 phần hoặc cả hai phần của khớp nhân tạo (ổ cối và stem). Xác định dựa trên chụp X-quang sẽ thấy phần lỏng của khớp. Điều cơ bản cần phân biệt lỏng cơ học khác với lỏng do nhiễm trùng, lỏng do nhiễm trùng cần chú ý:
- Sau mổ vết thương liền chậm không?
- Có triệu chứng biểu hiện nhiễm trùng không?
- Chọc hút hoặc sinh thiết tổ chức quanh khớp nhân tạo để cấy khuẩn...
Lỏng khớp không do nhiễm trùng là lỏng khớp cơ học:
- Vị trí đau ở trước bẹn là lỏng ở cối
- Vị trí đau dọc xương đùi xuống gối là lỏng stem
Thay lại được chỉ định khi biến dạng tiến triển hoặc gãy các chi tiết của khớp nhân tạo. Nhiều khi kỹ thuật thay lại sẽ khó khăn khi stem gãy nằm trong ống tủy. Ngoài ra, Thay lại khớp háng được chỉ định ở một số trường hợp chức năng khớp có vấn đề nhằm mục đích: làm hết đau, do mất cân bằng chiều dài chi, khớp tân tạo lạc chỗ gây ngắn chi, Sai khớp hoặc cần tăng biên độ vận động của khớp.
Thay lại khớp cũng được đặt ra khi đau liên tục sau mổ thay khớp lần đầu, phải xem xét về kỹ thuật thay khớp lần đầu có lỗi kỹ thuật không?
3. Quy trình kỹ thuật thay lại khớp háng
Tiến hành tháo bỏ hấp nhân tạo cũ:
- Nếu thay khớp lần một là khớp có sử dụng cement thì tháo bỏ sẽ khó khăn hơn khớp không cement
- Khi tháo phần ổ cối thông thường thuận lợi hơn phần stem nguyên tắc lấy hết được cement, đôi khi phải mở nắp xương hoặc cửa sổ xương để lấy cement
- Sau khi tháo bỏ phải đánh giá mất xương ở ổ cối đầu trên xương đùi để lựa chọn loại khớp thay lại và xương ghép hoặc cement cho phù hợp với cố định cơ học đủ sự vững chắc
Điều trị vật lý trị liệu: Chương trình điều trị lý liệu phục hồi chức năng phù hợp.
Tái khám theo lịch: Trong năm đầu được khám lại và đánh giá kết quả 6 tuần, 3 tháng, 1 năm sau đó 1 năm 1 lần để điều trị tiếp theo cho phù hợp.