Ho là gì? Hướng dẫn kỹ thuật ho có điều khiển

Kỹ thuật ho có điều khiển được áp dụng với mục đích làm sạch đường thở, giúp bệnh nhân tống đờm cũng như các dị vật đường hô hấp ra ngoài, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng mệt mỏi, khó thở,...
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Ho là gì? Mục đích của việc áp dụng kỹ thuật ho có điều khiển

1.1 Ho là gì?

Ho (có thể là ho khan hoặc ho có đờm) là một phản xạ của cơ thể để tống các chất tiết, dị vật, vi sinh vật ở đường Hô hấp ra ngoài. Vì vậy, có thể coi ho là một cơ chế giúp bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho có thể là phản xạ tức thời hoặc là một triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau.

Cơn ho xảy ra khi các tế bào dọc theo đường hô hấp bị kích thích, khiến phổi đẩy không khí ra ngoài với áp lực và tốc độ cao. Tùy thời gian kéo dài, cơn ho có thể là cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một số triệu chứng thường đi kèm với ho bao gồm: Sốt, ớn lạnh, viêm họng, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, sổ mũi, đổ mồ hôi, chảy nước mũi sau,...

Có rất nhiều nguyên nhân gây kích ứng phổi, dẫn tới các cơn ho như: Virus (virus gây Cảm cúm hoặc cảm lạnh), Dị ứng và hen suyễn, chất kích thích (nước hoa có mùi mạnh, thuốc lá, không khí lạnh) hoặc viêm phổi, trầm cảm, chứng ngưng thở khi ngủ, tác dụng phụ của một số loại thuốc,...

Ho là gì? Hướng dẫn kỹ thuật ho có điều khiển - ảnh 1
Hen suyễn khiến các cơn ho kéo dài và nặng hơn

1.2 Vì sao nên thực hiện kỹ thuật ho có điều khiển?

Các cơn ho thường kéo dài, có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó thở. Thậm chí, đôi khi cơn ho có thể rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát. Và để thay thế những cơn ho thông thường có thể gây mệt, khó thở, các bác sĩ đã hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kỹ thuật ho có điều khiển.

Ho có điều khiển là động tác ho giúp tống đờm ra ngoài, làm sạch đường thở, giúp bệnh nhân không bị mệt hoặc khó thở. Mục đích của ho có điều khiển không phải là tránh ho mà là dùng động tác ho để làm sạch đường thở, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

2. Hướng dẫn kỹ thuật ho có điều khiển

Ho có điều khiển chỉ định thực hiện cho những bệnh nhân có nhiều đờm, gây cản trở quá trình hô hấp hoặc gặp khó khăn khi khạc đờm. Các bước tiến hành như sau:

  • Người bệnh ngồi trên giường hoặc ghế, 2 chân chạm đất, người hơi ngả về phía trước và thư giãn;
  • Hít thở sâu bằng cơ hoành trong 3 - 4 lần;
  • Khoanh 2 tay trước bụng, hít vào thật chậm, thật sâu bằng mũi, nín thở trong 3 giây;
  • Để thở ra, bệnh nhân ngả người về phía trước, 2 tay ép vào bụng. Tiếp theo, bệnh nhân ho mạnh 2 lần, miệng hơi mở. Lần ho đầu tiên để long đờm và lần sau để đẩy đờm ra ngoài;
  • Hít vào chậm, nhẹ nhàng bằng mũi. Động tác này nhằm mục đích ngăn chặn đờm di chuyển ngược lại vào đường hô hấp;
  • Nghỉ ngơi vài phút, có thể thực hiện lại các bước trên nếu cần.
Ho là gì? Hướng dẫn kỹ thuật ho có điều khiển - ảnh 2
Hướng dẫn kỹ thuật ho có điều khiển

Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật ho có điều khiển:

  • Khạc đờm vào lọ để đưa đi Xét nghiệm hoặc khạc vào khăn giấy, sau đó bỏ vào thùng rác để tránh lây nhiễm cho người khác;
  • Khi có cảm giác muốn ho, bệnh nhân không nên nhịn ho mà nên thực hiện kỹ thuật ho có điều khiển để tống đờm ra ngoài;
  • Tùy lực ho cũng như sự thành thạo kỹ thuật mà có người có thể đẩy đờm ra trong 2 lần đầu hoặc có người phải lặp lại vài lần mới khạc được đờm;
  • Những bệnh nhân có lực ho yếu có thể thực hiện kỹ thuật thở ra mạnh để thay thế.

Kỹ thuật ho có điều khiển rất dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả khá tốt trong việc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân bị ho. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện theo quy trình kỹ thuật trên để làm sạch đường thở, giảm mệt mỏi, khó thở khi bị ho có đờm.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Phan Thu Phương

  • 61 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Hô hấp
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Lê Trọng Hậu

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Hô hấp
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Đức Bách

  • Số 37, Hai bà Trưng, quận Hoàn Kiếm,tp Hà Nội
  • Hô hấp
  • 250.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang

  • Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q.Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Hô hấp

Bác sĩ CKII Nguyễn Mạnh Tường

  • Số 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Hô hấp