1. Bệnh đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh có khả năng vô hiệu hóa Não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương). Ở bệnh đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ (Myelin) bao phủ các sợi Thần kinh và gây ra các vấn đề truyền đạt giữa Não và phần còn lại của cơ thể. Cuối cùng, bệnh có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc suy giảm thần kinh.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đa xơ cứng rất khác nhau và phụ thuộc vào mức độ tổn thương thần kinh và vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng. Một số người mắc Bệnh đa xơ cứng nặng có thể mất khả năng đi lại, trong khi những người khác có thể trải qua thời gian dài bệnh sẽ thuyên giảm mà không có thêm bất kỳ triệu chứng mới nào.
Chưa có cách chữa trị bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có thể sử dụng một số phương pháp điều trị giúp tăng tốc độ phục hồi từ các cuộc tấn công của bệnh và kiểm soát các triệu chứng.
2. Triệu chứng bệnh đa xơ cứng
Nhiều dấu hiệu và triệu chứng đa xơ cứng có thể khác nhau rất nhiều từ người này sang người khác và đôi khi có thể quá trình bị bệnh còn tùy thuộc vào vị trí của sợi thần kinh bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thường ảnh hưởng đến vận động chẳng hạn như:
- Tê hoặc yếu ở một hoặc nhiều chi và thường xảy ra ở một bên cơ thể hoặc tê ở chân và thân
- Cảm giác sốc điện xảy ra với một số chuyển động của cổ đặc biệt là uốn cong cổ về phía trước (dấu hiệu Lhermitte)
- Run rẩy, thiếu phối hợp hoặc dáng đi không vững
Vấn đề về thị lực cũng rất phổ biến bao gồm:
- Mất thị lực một phần hoặc toàn phần, thường ở một mắt. Và sẽ có dấu hiệu đau khi cử động mắt.
- Tầm nhìn đôi kéo dài
- Tầm nhìn mờ
Ngoài ra, bệnh đa xơ cứng còn có thể có một số triệu chứng như:
- Nói lắp
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Đau nhói hoặc đau ở các bộ phận của cơ thể
- Một số vấn đề về chức năng tình dục, ruột và bàng quang
3. Nguyên nhân bệnh đa xơ cứng
Nguyên nhân bệnh đa xơ cứng vẫn chưa được biết rõ. Nó được coi như là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của chính nó. Trong trường hợp của bệnh đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch hoạt động lỗi gây ra phá hủy các chất béo bao bọc và bảo vệ các sợi thần kinh trong não và tủy sống (myelin).
Myelin có thể được so sánh với lớp cách điện trên dây điện. Khi myelin bảo vệ bị tổn thương và sợi thần kinh bị lộ, các thông tin truyền dọc dây thần kinh có thể bị chậm lại hoặc bị chặn. Dây thần kinh cũng có thể trở nên hư hỏng.
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh đa xơ cứng như:
- Tuổi: Bệnh đa xơ cứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường ảnh hưởng ở những người có độ tuổi từ 16 đến 55 tuổi.
- Giới: Phụ nữ có nguy cơ tái phát bệnh nhiều hơn hai đến ba lần so với nam giới.
- Tiền sử gia đình: Nếu một trong những người trong gia đình như bố mẹ, anh chị em ruột đã bị mắc bệnh đa xơ cứng, thì bạn cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Một số bệnh nhiễm trùng: Một loạt các loại virus đã kết hợp với bệnh đa xơ cứng như Epstein-Barr - loại virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân.
- Chủng tộc: Người da trắng đặc biệt là những người gốc Bắc Âu, có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Còn với những người gốc Á, Phi hoặc người Mỹ bản địa có nguy cơ thấp hơn rất nhiều.
- Khí hậu: Bệnh đa xơ cứng phổ biến nhiều ở các nước có khí hậu ôn đới bao gồm Canada, Hoa kỳ, New Zealand, đông nam Australia và châu Âu.
- Vitamin D: Những người có lượng vitamin D thấp và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thấp có liên quan đến nguy cơ mắc đa xơ cứng cao hơn.
- Một số bệnh tự miễn: Nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng sẽ tăng cao khi mắc một số bệnh tuyến giáp, đái tháo đường type 1, hoặc bệnh viêm ruột.
4. Điều trị bệnh đa xơ cứng
4.1. Chẩn đoán bệnh đa xơ cứng
Các xét nghiệm thường được sử dụng cùng với tiền sử bệnh và kiểm tra thần kinh, để chẩn đoán bệnh đa xơ cứng và loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng. Hơn 90% bệnh nhân bị đa xơ cứng có mô Sẹo xuất hiện khi quét MRI. Ngoài ra, có thể sử dụng một số xét nghiệm xem xét hoạt động điện của dây thần kinh. Hoặc các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để loại trừ các tình trạng Tự miễn dịch, nhiễm trùng khác như bệnh HIV.
4.2. Điều trị
- Điều trị bằng thuốc: Mặc dù không có cách chữa trị cho bệnh đa xơ cứng, nhưng có thuốc giúp điều chỉnh làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cuộc đa xơ cứng. Điều trị bằng thuốc có thể dẫn đến ít tổn thương não và tủy sống theo thời gian, làm chậm quá trình khuyết tật. Khi cuộc tấn công xảy ra, corticosteroid liều cao có thể giúp cắt ngắn nó. Ngoài ra, có một số loại thuốc khác có thể kiểm soát triệu chứng của đa xơ cứng như co thắt cơ, không tự chủ và đau.
- Điều trị giảm đau: Khoảng một nửa số người bị đa xơ cứng có triệu chứng đau là do hậu quả của co mạch trong hệ thống thần kinh hoặc do co thắt cơ bắp. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm và chống co giật để giảm đau thần kinh. Ngoài ra, đau cơ thường đáp ứng tốt với xoa bóp và vật lý trị liệu.
- Điều trị vật lý trị liệu: Nếu đa xơ cứng ảnh hưởng đến sự cân bằng, hoặc sức mạnh cơ bắp, thì vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường cơ bắp, chống cứng cơ và đi lại dễ dàng hơn.
5. Bệnh đa xơ cứng và tập thể dục
Tập thể dục có thể làm giảm triệu chứng, mệt mỏi và các triệu chứng khác của bệnh đa xơ cứng. Nhưng nếu luyện tập quá mức thì nó lại làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là hãy làm từ từ và thử tập thể dục trong 10 phút mỗi lần. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn về loại hoạt động, mức độ nào phù hợp nhất. Một vài hoạt động có thể khả thi như thể dục nhịp điệu dưới nước, bơi lội, thái cực quyền hoặc yoga.