Mục lục:

Ý nghĩa chỉ số KET (Ketone) trong xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể được sử dụng để sàng lọc hoặc chẩn đoán các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận, gan, đái tháo đường và một số bệnh chuyển hóa khác. Trong xét nghiệm nước tiểu có một chỉ số là chỉ số KET. Vậy chỉ số KET có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Chỉ số KET trong Xét nghiệm nước tiểu là gì?

KET là viết tắt của từ Ketone (bao gồm 3 chất chính yếu: acetone, acetone acetic, acid beta-hydroxybutyric) là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất béo không hoàn toàn. Những chất này tích lũy trong huyết tương và được bài tiết qua nước tiểu. Hydroxybutyric acid và acid acetone acetic nhanh chóng chuyển thành acetone, nên acetone là chất chủ yếu để xét nghiệm. Ở người khỏe mạnh, Ketone được hình thành ở gan và được chuyển hóa hoàn toàn, vì thế chỉ có một lượng không đáng kể xuất hiện trong nước tiểu.

Nồng độ Ketone nước tiểu bình thường đo bằng que thử là âm tính (0 mmol/L). Chỉ số trong Xét nghiệm nước tiểu của thai phụ thường là không có hoặc có rất ít, chỉ từ 2.5-5mg/dl.

2. Chỉ số KET trong nước tiểu cho biết điều gì?

Ketone là chất được bài tiết qua đường tiểu, gợi ý thai phụ và thai Nhi đang thiếu Dinh dưỡng hoặc có thể bị tiểu đường. Ngoài ra chỉ số KET trong xét nghiệm nước tiểu cũng có thể cho biết bạn có tình trạng Ketone niệu hay không. Ketone niệu xuất hiện bất kỳ lúc nào khi có tăng lượng mỡ chuyển hóa do giảm nhập cacbonhydrat hoặc chế độ ăn quá nhiều mỡ. Tình trạng này xảy ra trong những trường hợp sau:

  • Tiểu đường
  • Bệnh lý dự trữ glycogen
  • Tiểu đường do thận

Ketone niệu liên quan đến chế độ ăn như: nhịn đói, chế độ ăn giàu chất béo, nôn ói kéo dài, chán ăn, chế độ ăn nghèo carbonhydrat; do sản giật, cường giáp, sốt, Mang thai hoặc trong thời kỳ tiết sữa. Ở những người không bị tiểu đường, ketone niệu thường xuất hiện trong quá trình bệnh cấp tính, căng thẳng Thần kinh quá mức hay khi hoạt động gắng sức.

Khoảng 15% bệnh nhân nhập viện có ketone niệu mà không bị đái tháo đường. Ketone niệu cũng có liên quan với việc sử dụng quá liều insulin, thuốc Isoniazid và rượu.

Nếu ketone xuất hiện ở mẹ bầu, kèm theo các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm lượng ketone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung