Mục lục:

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị diệt H.pylori ở trẻ em

Viêm loét dạ dày ở trẻ em là bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, quá trình điều trị, tiêu diệt vi khuẩn H.pylori có thành công hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu diệt H.pylori

Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn H.pylori và kết quả điều trị Viêm Loét dạ dày tá tràng ở trẻ bao gồm:

  • Tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ
  • Sự tuân thủ điều trị của trẻ:
  • Thời gian
  • Liệu trình điều trị
  • Dạng thuốc sử dụng
  • Chi phí điều trị
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Vi khuẩn:
  • Mức độ nhiễm vi khuẩn
  • Chủng vi khuẩn độc lực
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị diệt H.pylori ở trẻ em - ảnh 1
Mức độ nhiễm khuẩn cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh ở trẻ

2. Lựa chọn thuốc khi thất bại cả 2 lựa chọn phác đồ điều trị 1 và 2

Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trường hợp thất bại với cả phác đồ điều trị 1 và 2 thì cần phải có phương án lựa chọn thuốc điều trị khác, điều này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, một số loại thuốc có thể lựa chọn bao gồm:

  • Amoxicillin + tetracyclin + bismuth + PPI
  • Levofloxacin + Amoxicillin + PPI
  • Rifabutin+ amoxicillin + PPI (không áp dụng cho trẻ em)
  • Furazolidone + amoxicillin + PPI (không áp dụng cho trẻ em)

3. Khó khăn khi áp dụng điều trị

  • Không áp dụng Tetracyclin cho trẻ dưới 8 tuổi
  • Levofloxacin

Thuộc nhóm fluoroquinolone là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng trên cả các vi khuẩn gram dương và gram âm.

Phác đồ sử dụng levofloxacin có hiệu quả diệt HP ở 80% trong các nghiên cứu trên người lớn.

Chưa có khuyến cáo áp dụng cho trẻ em do tác dụng phụ của thuốc là ảnh hưởng đến sự phát triển sụn, xương.

  • Furazolidone

Là thuốc kháng nấm thuộc nhóm nitrofuran tổng hợp

Hoạt tính kháng H. pylori cao ngay cả khi sử dụng đơn độc không kết hợp với các kháng sinh khác.

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị diệt H.pylori ở trẻ em - ảnh 2
Một số thuốc không khuyến cáo cho trẻ sử dụng vì có nguy cơ gây tác dụng phụ

Hiệu quả điều trị của furazolidone+ amoxicillin + PPI cao trong một đa phân tích trên người lớn:

  • Lựa chọn đầu tiên thì hiệu quả điều trị là 86%
  • Lựa chọn 2 đạt hiệu quả điều trị 76%
  • Lựa chọn 3 đạt hiệu quả điều trị là 65%

Chưa có nghiên cứu và khuyến cáo sử dụng Furazolidone trong điều trị nhiễm H. pylori ở trẻ em

  • Rifabutin

Có nguồn gốc từ rifamycin - một thuốc điều trị lao

Được sử dụng điều trị nhiễm H. pylori ở người lớn kháng với các kháng sinh khác cho hiệu quả điều trị là 69%

Sử dụng rifabutin vẫn còn là vấn đề cần xem xét vì

  • Giá thành điều trị cao
  • Biến chứng giảm bạch cầu hạt và tiểu cầu nặng
  • Đa kháng kháng sinh của vi khuẩn lao là vấn đề cần được xem xét kỹ để tránh sự gia tăng kháng kháng sinh.

Chưa có nghiên cứu và khuyến cáo về việc sử dụng rifabutin trong điều trị nhiễm H. pylori ở trẻ em

Khi trẻ đã được chẩn đoán Viêm loét dạ dày tá tràng thì gia đình phải thực hiện nghiêm túc các phác đồ điều trị để không bị kháng thuốc.

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị diệt H.pylori ở trẻ em - ảnh 3
Cha mẹ cần nghiêm túc thực hiện theo pháp đồ điều trị để có hiệu quả trị bệnh tốt nhất

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, Sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung