Allergosis

Tổng quan

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Allergosis

Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với một số loại chất lạ, được gọi là chất gây dị ứng. Thời gian đầu việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể không tạo ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, theo thời gian, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hình thành kháng thể đối với các chất gây dị ứng này nên các triệu chứng khi tiếp xúc với các chất đó dần thay đổi, trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng khi tiếp xúc với chất gây Dị ứng có thể là hắt hơi, Hô hấp khó khăn, sốc hoặc thậm chí là tử vong.

Triệu chứng bệnh Allergosis

Nổi mề đay; Phát ban; Ngứa; Sưng; Sưng miệng; Cổ họng sưng; Hắt hơi; Thở khò khè; Khó thở; Chóng mặt; Ngất xỉu do huyết áp thấp

Chẩn đoán bệnh Allergosis

  • Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.

  • Thử nghiệm dị ứng có thể được chỉ định để xác định các chất gây dị ứng gây ra các phản ứng.

Điều trị bệnh Allergosis

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Có thể chỉ cần tránh xa các chất gây dị ứng thì bệnh sẽ tự khỏi. Hoặc sử dụng các phương pháp điều trị bao gồm: thuốc kháng Histamin (Diphenhydramine/Benadryl), Steroids, Histamine chặn 2 (Cimetidine/Tagamet,Ranitidine/Zantac), Epinephrine, truyền dịch, oxy.

Nguyên nhân

Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được.

Thực tế, dị ứng là 1 trong 4 hình thức của chứng quá mẫn cảm và được gọi là quá mẫn loại I (xảy ra tức thì). Nó kích hoạt quá mức các tế bào bạch cầu Mast và một loại kháng thể được gọi là IgE, dẫn đến một phản ứng viêm nặng, thông thường bao gồm chàm, phát ban, sốt, lên cơn hen, ngộ độc thức ăn, và phản ứng với nọc độc của côn trùng chích như ong, muỗi, kiến...

Dị ứng nhẹ rất phổ biến, gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi. Ở một số người, dị ứng nặng với các chất gây dị ứng trong môi trường và thức ăn hoặc một số loại thuốc y dược có thể gây phản ứng phản vệ (sốc phản vệ) đe dọa đến tính mạng.

Để chẩn đoán chứng dị ứng, người ta phải thực hiện các xét nghiệm trên da để xem mức độ phản ứng với các chất gây dị ứng hoặc phân tích máu kiểm tra sự hiện diện và nồng độ của kháng thể IgE. Điều trị dị ứng bao gồm tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, sử dụng các thuốc chống dị ứng, Steroid (thuốc kháng viêm) hoặc các loại thuốc khác.

Phòng ngừa

Thời gian gần đây tỷ lệ mắc các rối loạn dị ứng mà không thể được giải thích bằng yếu tố di truyền đang có chiều hướng gia tăng là do 4 thay đổi chính trong môi trường sống hiện nay: tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm trong thời thơ ấu, ô nhiễm môi trường, các loại chất gây dị ứng và chế độ ăn uống thay đổi.

Dị ứng thực phẩm

Một trong những bệnh dị ứng thực phẩm phổ biến nhất là nhạy cảm với đậu phộng (lạc). Dị ứng đậu phộng có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em ở tuổi đi học. Các loại hạt, bao gồm hồ đào, quả hồ trăn, hạt thông, quả óc chó là các chất gây dị ứng thông thường. Những người mắc bệnh có thể nhạy cảm với một, hoặc nhiều loại hạt cây.

Sữa bò, dê, cừu cũng là một thực phẩm phổ biến gây dị ứng, và nhiều người bị còn mẫn cảm với các sản phẩm sữa như pho mát. Nguyên nhân là do cơ thể không dung nạp Lactose.

Các loại thực phẩm khác có chứa các Protein gây dị ứng bao gồm đậu nành, lúa mì, cá (ngừ..), hải sản (cua, ghẹ, tôm, sò, ốc...), trái cây (bơ, sầu riêng...), rau, gia vị (bột ngọt, tiêu), màu tổng hợp và tự nhiên, hóa chất phụ gia và gà.

Dị ứng với các tác nhân không phải là thực phẩm

Nhựa cao su (Latex) có thể gây ra phản ứng da, hô hấp, và hệ thống trung gian IgE. Tỷ lệ dị ứng cao su trong dân số được cho là ít hơn 1%. Trong một nghiên cứu, 1 trong 800 bệnh nhân phẫu thuật (0,125%) báo cáo có nhạy cảm với cao su, mặc dù mức độ nhạy cảm của các nhân viên y tế đối với cao su cao hơn, từ 7-10%. Phản ứng phổ biến nhất với Latex là viêm da tiếp xúc dị ứng, các phản ứng xuất hiện như da bị khô và tổn thương vùng tiếp xúc. Phản ứng này thường kéo dài 48-96 giờ. Ra mồ hôi hoặc cọ xát ở khu vực đeo găng tay làm các tổn thương trầm trọng thêm, có thể dẫn đến loét phản ứng.

Bệnh nhân bị dị ứng với cao su cũng có thể có nhạy cảm với quả bơ, kiwi, và hạt dẻ, những bệnh nhân này thường bị ngứa và nổi mề đay cục bộ. Chỉ thỉnh thoảng có những dị ứng thức ăn gây ra các phản ứng hệ thống.

Cơ sở di truyền

Có khoảng 70% các cặp song sinh cùng trứng bị các bệnh dị ứng chung, 40% các cặp song sinh khác trứng có cùng 1 loại dị ứng. Cha mẹ mắc các bệnh dị ứng, thì con cái của họ nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với các trẻ khác.

Một số loại dị ứng, lại không cùng kiểu gen; ví dụ cha mẹ bị dị ứng với đậu phộng thì con có thể bị dị ứng với cỏ phấn hương. Có nghĩa là khả năng phát triển bệnh dị ứng được kế thừa và liên quan đến một sự bất thường trong hệ thống miễn dịch, nhưng các chất gây dị ứng cụ thể thì không có tính kế thừa.

Nguy cơ dị ứng nhạy cảm và phát triển các bệnh dị ứng khác nhau với từng độ tuổi, một số nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ IgE cao nhất trong thời thơ ấu và giảm nhanh chóng trong độ tuổi từ 10 đến 30.

Yếu tố chủng tộc cũng liên quan, người ta cho rằng di truyền là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở những người châu Á, Tây Ban Nha, và những người gốc châu Phi.

Các yếu tố môi trường

Các nước công nghiệp tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn so với các nước có truyền thống nông nghiệp, ở các thành phố, đô thị có tỷ lệ người bị dị ứng cao hơn so với nông thôn.

Tiếp xúc với các độc tố làm các tế bào bạch cầu trong máu giảm sản xuất các Cytokine kháng viêm như TNF-α, IFNγ, Interleukin-10, và Interleukin-12.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số ký sinh trùng, chẳng hạn như giun đường ruột (ví dụ như giun móc), có thể tiết ra chất hóa học vào thành ruột sau đó thẩm thấu vào mạch máu để đàn áp hệ miễn dịch và ngăn chặn cơ thể tấn công chúng. Điều này đưa đến một giả thuyết rằng lý thuyết đồng sự tiến hóa của con người và ký sinh trùng đã dẫn đến một hệ thống miễn dịch cân bằng. Nếu không có các ký sinh trùng này, hệ miễn dịch trở nên không cân bằng và quá nhạy cảm. Tuy nhiên, các nghiên cứu để hỗ trợ lý thuyết này là trái ngược nhau, với một số nghiên cứu thực nghiệm tại Trung Quốc và Ethiopia cho thấy sự gia tăng dị ứng ở những người bị nhiễm giun đường ruột.

Điều trị

Khi chưa bị dị ứng, chúng ta cần phòng tránh bằng các phương pháp sau đây:

  • Không hút thuốc trong nhà, các thiết bị cung cấp khí, lọc khí được bảo hành đúng và đầy đủ; sử dụng máy hút khí khi nấu nướng, sử dụng phòng vệ sinh, giảm độ ẩm trong nhà; bạn cần lưu ý đừng làm cho nhà ẩm thêm vì đó có thể là vấn đề gây dị ứng cho gia đình bạn. Phòng ở, phòng làm việc cần tìm cách thông khí hàng ngày. Mở cửa bật quạt để thông gió là thói quen nên làm cho mỗi ngày. Dùng máy hút ẩm, thông khí qua đường ống nếu phòng ở hay căn hộ của bạn không có cửa thông với bên ngoài

  • Đối với những người bị dị ứng với chó mèo hay vật nuôi khác, các bác sĩ khuyên không nên sử dụng thảm và các vật liệu dễ bắt bụi trong nhà và nên tránh để chó mèo ngủ chung trong phòng.

  • Phòng tránh những tác nhân gây dị ứng ở bên ngoài, những người hay bi dị ứng với bụi và phấn hoa nên tránh ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều; nên thay quần áo mới khi đi ra ngoài về và nên hấp khô quần áo trong máy thay vì phơi ở dây ngoài trời.