Ám ảnh sợ xã hội

Ám ảnh sợ xã hội là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô Tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn

Tổng quan

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • SAD
  • Social Anxiety Disorder
  • Ám ảnh sợ xã hội

Ám ảnh sợ xã hội là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô Tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, học tập hay những hoạt động khác. Bệnh nhân biết phản ứng Lo âu của họ là bất thường.

Triệu chứng

Triệu chứng cơ thể: 

  • Xấu hổ, bẽn lẽn 
  • Giọng nói, chân tay run 
  • Toát mồ hôi, tay lạnh 
  • Hoảng sợ 
  • Căng cơ 
  • Đau bụng
  • Đầu óc hỗn độn 
  • Ngại nhìn thẳng vào Mắt người khác 

Triệu chứng nhận thức:

  • Sợ bị người khác chỉ trích, đánh giá
  • Lo ngại hoặc sợ bị người khác để ý 
  • Cho rằng mọi người nghĩ mình yếu đuối, sợ sệt, dốt nát hay ngớ ngẩn 
  • Sợ gặp người lạ
  • Sợ những người có quyền uy 

Chẩn đoán

A. Sợ hãi hoặc lo sợ rõ rệt một hay một số tình huống xã hội mà ở đó cá nhân phải đối mặt với sự soi xét của người khác (ở trẻ nhỏ các biểu hiện sợ hãi phải được biểu hiện ở cả trong môi trường bạn bè).

B. Cá nhân sợ rằng mình sẽ có những hành động, hoặc thể hiện sự sợ hãi của bản thân khiến mọi người đánh giá sai về mình.

C. Tình huống ám sợ luôn gây ra những lo sợ, Hoảng sợ tức thì.

D. Cá nhân thường né tránh tình huống ám sợ, hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống ám sợ, hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống với sự sợ hãi tột bậc.

E. Sự sợ hãi, lo sợ không phải do sự đáng sợ thực tế của tình huống gây ra.

F. Sự sợ hãi, lo sợ hoặc né tránh thường kéo dài ít nhất 6 tháng.

G. Sự né tránh, sợ hoặc lo sợ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt đời thường, công việc, học tập, quan hệ.

H. Sự né tránh, sợ hãi không phải do phản ứng của thuốc gây ra hoặc sử dụng các chất gây kích ứng cơ thể.

I. Sự sợ hãi, né tránh không phải là triệu chứng của những rối nhiễu khác (ví dụ OCD, PTSD,...)

Điều trị

  • Mục tiêu của điều trị là cải thiện tình trạng của bệnh nhân.

  • Thuốc ổn định huyết áp như thuốc chẹn beta.

  • Thuốc ổn định nhịp tim có thể làm giảm bớt tình trạng lo âu.

  • Lựa chọn điều trị khác bao gồm: thuốc giải mẫn cảm, liệu pháp nhận thức - hành vi, đào tạo các kỹ năng xã hội, thuốc chống lo âu và chống trầm cảm.

Ám ảnh sợ xã hội - Ảnh minh họa 1

Nguyên nhân

Cá nhân cảm thấy sợ hoặc lo sợ rất rõ rệt các tình huống xã hội mà ở đó cá nhân phải làm gì đó trước mặt mọi người hoặc bị mọi người soi xét. Sự lo sợ xuất hiện do cá nhân cảm thấy bị mọi người đánh giá, hoặc sợ mình sẽ làm điều gì đó sai khiến bản thân bị bẽ mặt trước mọi người.

Phòng ngừa

Thông thường nguyên nhân gây nên rối loạn lo âu xã hội là do sai lệch nhận thức, cá nhân quá chú ý tới định kiến của người khác.

Điều trị

Tham vấn, trị liệu tâm lý cá nhân, nhóm theo liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Sử dụng một số loại thuốc như: Paroxtine, Setraline, Fluvoxamine, Fluoxetine