Anxiety Disorder

Là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Những trải nghiệm cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức năng của cá nhân. Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường.

Tên gọi khác: Rối loạn lo sợ, Rối nhiễu lo âu, Anxiety Disorder

Tổng quan

Triệu chứng

Triệu chứng về cơ thể (hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn):

  • Tim đập nhanh

  • Mệt mỏi

  • Thở gấp

  • Buồn nôn

  • Ói mửa

  • Đau bụng

  • Hoa mắt, chóng mặt

  • Khô miệng

  • Cơ căng cứng

  • Toát mồ hôi

  • Đơ/cóng ngưới

Triệu chứng về nhận thức (ý nghĩ, sự chú ý)

  • Ý nghĩ sợ hãi, đau đớn

  • Ý nghĩ tự trách, phê phán bản thân

  • Ý nghĩ mình thiếu khả năng, kém cỏi

  • Khó tập trung

  • Đầu óc trống rỗng, hay quên

  • Ý nghĩ mình sẽ điên loạn

Triệu chứng hành vi

  • Né tránh

  • Khóc/ la hét

  • Cắn móng tay

  • Giọng run

  • Co rúm người

  • Sát lại gần người mình cảm thấy yên tâm

  • Bồn chồn, không yên

Chẩn đoán

Có nhiều loại rối nhiễu Lo âu như: 

  • Rối nhiễu lo sợ chia tách (Seperation Anxiety disorder)
  • Câm có lựa chọn (Selective mutism)

  • Rối nhiễu lo sợ xã hội/ám sợ xã hội (Social Anxiety disorder/social phobia)

  • Rối nhiễu Hoảng sợ (Panic disorder)

  • Sợ đám đông (Agoraphobia)

  • Rối nhiễu lo sợ lan tỏa (Generalized Anxiety disorder

Tùy từng loại sẽ có những tiêu chí chẩn đoản khác nhau.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm: thuốc chống trầm cảm SSRI, sử dụng benzodiazepine (diazepam / Valium, Lorazepam / Ativan) trong thời gian ngắn, tư vấn Tâm lý và / hoặc liệu pháp nhận thức hành vi.

Anxiety Disorder - Ảnh minh họa 1
Anxiety Disorder - Ảnh minh họa 2
Anxiety Disorder - Ảnh minh họa 3
Anxiety Disorder - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Lo âu là một phản ứng cảm xúc tự nhiên, có thể coi là tín hiệu báo động, báo cho bản thân biết rằng sẽ có sự đe dọa từ bên ngoài (những khó khăn, thử thách, đe dọa của tự nhiên hoặc xã hội) hoặc bên trong cơ thể, từ đó giúp ta tìm ra được các giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển.

Không những thế, lo âu còn là một trạng thái căng thẳng, lan tỏa và thường là cảm giác sợ hãi hết sức mơ hồ, khó chịu và thường kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể như: vã mồ hôi, tim đập nhanh, cảm giác nghẹt thở, run chân tay.

Nỗi sợ hãi mơ hồ, không rõ ràng, vô lý đeo đuổi bạn ngay cả khi sự kiện gây lo âu đã kết thúc từ lâu. Khi bạn không còn làm việc và sinh hoạt như người bình thường, cũng là lúc chứng lo âu của bạn đã trở thành bệnh lý, cần được bác sĩ chuyên khoa tâm thần giúp đỡ.

Phòng ngừa

Lo âu có thể liên quan đến hóa chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh), như dopamin, serotonin và norepinephrin, có thể liên quan đến yếu tố di truyền, kinh nghiệm cuộc sống và căng thẳng.

Một số tình trạng sức khỏe thể chất có liên quan với lo âu như:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

  • Bệnh tim.

  • Suy giáp hoặc cường giáp.

  • Thời kỳ mãn kinh.

Điều trị

Trong khi hầu hết mọi người mắc chứng rối loạn lo âu cần trị liệu tâm lý hoặc thuốc để kiểm soát sự lo lắng thì thay đổi lối sống cũng có thể tạo sự khác biệt. Dưới đây là một vài điều có thể làm:

  • Tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục giúp giảm căng thẳng, có thể cải thiện tâm trạng và giữ cơ thể khỏe mạnh. Nên phát triển thói quen tập thể dục thường xuyên và đều đặn các ngày trong tuần. Bắt đầu chậm và tăng dần số lượng và cường độ tập thể dục.

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung các thực phẩm giàu axít béo omega-3 và các vitamin B trong bữa ăn hằng ngày.

  • Tránh uống rượu và các thuốc an thần khác vì chúng có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng.

  • Chú trọng giấc ngủ. Đảm bảo ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ được, hãy gặp bác sĩ.