Tên gọi khác: Bất lực, Mất cân bằng yếu tố cương dương, ED
Triệu chứng
Các triệu chứng bao gồm khó cương cứng, khó duy trì được sự cương cứng, giảm khả năng tình dục.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các bác sĩ sẽ xác định để đảm bảo rối loạn này không phải là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng khác.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt (PSA), kiểm tra mức độ Testosterone.
Điện tâm đồ (EKG), phân tích nước tiểu (UA).
Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.
Điều trị
Điều trị căn cứ vào nguyên nhân gây ra rối loạn như thay đổi loại thuốc bệnh nhân đang dùng hoặc điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm Sildenafil (Viagra), Tadalafil (Cialis) và Vardenafil (Levitra). Các thuốc này có tác dụng làm tăng lượng máu đến dương vật. Không dùng cùng với các thuốc Nitrat vì có thể gây nguy hiểm. Các thuốc như Alprostadil có thể được tiêm vào dương vật hoặc có dạng viên đạn rất nhỏ đặt vào bên trong dương vật. Tư vấn tâm lý. Phẫu thuật có thể có tác dụng.
Nguyên nhân
Rối loạn cương biểu hiện dưới nhiều hình thức như sau:
Có ham muốn tình dục nhưng dương vật cương không đủ cứng để giao hợp.
Cương không đúng lúc. Lúc không giao hợp thì cương nhưng khi giao hợp thì không.
Dương vật cương cứng không đủ lâu, giao hợp không trọn vẹn.
Nếu bạn mắc phải hay nghi ngờ bạn có thể bị rối loạn cương dương, thì không phải chỉ một mình bạn vì có rất nhiều người như bạn. Tại Mỹ, khoảng 52% nam giới từ 40 - 70 tuổi bị rối loạn cương dương. Tại Nhật Bản và Malaysia cũng cho số liệu tương tự. Khoảng 100 triệu đàn ông châu Á bị rối loạn cương theo nhiều mức độ khác nhau.
Rối loạn cương ảnh hưởng đến người bạn tình như thế nào?
Hầu hết tình trạng rối loạn cương đều ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người bạn tình. Hầu hết đàn ông đều mắc cỡ, ngượng ngùng khi bị rối loạn cương. Họ không muốn nói đến tình trạng này. Họ thường tránh những kích thích, cũng như những hoạt động tình dục. Họ ngại vì họ không thể thực hiện việc giao hợp một cách hoàn hảo. Họ cảm thấy có lỗi, người bạn tình của họ cũng khó khăn khi đề cập đến vấn đề này. Hãy cởi mở, chân tình nói rõ những khó khăn của nhau để cùng chia sẻ và hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm.
Phòng ngừa
Các bệnh lý ảnh hưởng đến mạch máu và hạn chế dòng máu đến dương vật, ví dụ như bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao hoặc tăng Cholesterol trong máu…
Các nguyên nhân làm giảm sự dẫn truyền thần kinh từ hệ thần kinh trung ương đến dương vật như chấn thương vùng chậu, phẫu thuật tuyến tiền liệt...
Một số thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chống trầm cảm...
Bệnh trầm cảm.
Thuốc lá, rượu, nghiện ma túy, căng thẳng trong cuộc sống cũng là những yếu tố gây rối loạn cương dương.
Rối loạn cương có liên quan đến tuổi:
Nhiều người có quan niệm sai lầm, cho rằng rối loạn cương dương là hậu quả, là tiến trình tự nhiên của tuổi tác, vì bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên điều này không đúng, vì người lớn tuổi thường có những bệnh lý đi kèm với rối loạn cương như bệnh tim, tiểu đường... Họ cũng uống nhiều loại thuốc mà các thuốc này có thể gây rối loạn cương dương. Điều nên nhớ là khả năng tình dục của nam giới không có ngày hết hạn.
Điều trị
Cẩn thận với những gì bạn ăn:
Một chế độ ăn có hại cho tim thì cũng không tốt cho "cậu nhỏ". Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn khiến tắc nghẽn động mạch vành, gây đau tim cũng gây cản trở lượng máu lưu thông tới dương vật. Chế độ ăn có quá ít trái cây và rau quả mà lại dư thừa chất béo, đồ chiên, thức ăn qua chế biến có thể làm giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể. Những người có chế độ ăn với nhiều trái cây, thành phần nguyên hạt, chất béo có lợi như trong đậu phụng, dầu ôliu, cá, rượu vang đỏ ít khi bị hiện tượng rối loạn cương dương.
- Duy trì cân nặng:
Thừa cân có thể mang lại nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm tiểu đường tuýp 2 – bệnh gây ra tổn thương dây thần kinh trong toàn bộ cơ thể. Nếu bệnh tiểu đường ảnh hưởng dây thần kinh điều khiển dương vật thì rối loạn cương dương rất có khả năng xảy ra.
Tránh tăng huyết áp và Cholesterol cao:
Lượng Cholesterol cao và cao huyết áp có thể phá hỏng mạch máu, bao gồm cả những mạch máu truyền máu xuống dương vật. Kết quả là bạn bị rối loạn cương. Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên để điều trị kịp thời. Mặt khác, những loại thuốc huyết áp có thể làm giảm khả năng cương cứng. Bác sĩ cho biết rất nhiều trường hợp rối loạn cương là do tổn thương mạch máu từ hiện tượng tăng huyết áp chứ không phải do thuốc.
Giảm tối thiểu rượu bia:
Không có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu bia điều độ là xấu đối với khả năng cương cứng. Nhưng uống quá nhiều sẽ gây tổn thương gan, tổn thương thần kinh, ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone tình dục của nam giới – điều này có thể dẫn đến rối loạn cương.
Tập thể dục thường xuyên:
Rất nhiều bằng chứng cho thấy việc ngồi nhiều có liên quan tới rối loạn cương. Chạy bộ, đi bơi, những hoạt động thể lực khác đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa rối loạn cương.
Bạn nên cẩn thận với những động tác tạo áp lực lên phần giữa hậu môn và tinh hoàn. Mạch máu và dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng xấu từ những áp lực lên phần nhạy cảm đó. Cụ thể là việc đi xe đạp có thể gây rối loạn cương. Nhưng thi thoảng đi xe đạp thì không có vấn đề gì cả. Nếu bạn phải đi xe đạp thường xuyên thì nên chắc chắn là yên xe phù hợp với bạn và hãy thường xuyên đứng lên mỗi khi đạp.
Ổn định lượng Testosterone:
Ngay cả với người khoẻ mạnh thì lượng Testosterone cũng bắt đầu giảm đáng kể trong khoảng 50 tuổi. Sau 40 tuổi, mỗi năm lượng Testosterone giảm đi 1,3%. Những triệu chứng như ham muốn tình dục giảm, tâm trạng thất thường, thể lực giảm, là những biểu hiện của Testosterone giảm. Hãy đi khám bác sĩ.
Không nên hút thuốc:
Thuốc lá gây tổn hại mạch máu và giảm lượng máu lưu thông tới dương vật. Chất Nicotin làm mạch máu teo lại, gây cản trở máu truyền xuống dương vật.