1. Đột quỵ ảnh hưởng đến cảm xúc
Sau một cơn đột quỵ người bệnh sẽ có một số thay đổi về thể chất trong các di chuyển, sử dụng lời nói, và cách nhìn. Hơn nữa, họ còn cảm thấy những thay đổi trong cảm xúc. Trầm cảm và lo lắng là cảm xúc phổ biến, nhưng sự tức giận, thất vọng, thiếu động lực... cũng có thể xảy ra.
Những thay đổi này xảy ra do đột quỵ gây ra những thay đổi vật lý trong não. Mỗi người sẽ có kinh nghiệm trải qua đột quỵ là khác nhau, và đối với nhiều người, họ cảm thấy như họ đã mất đi cuộc sống trước đây. Bất cứ ai phải chịu sự mất mát này sẽ trải qua một loạt cảm xúc để cố gắng chấp nhận thực tại. Cảm giác sốc, chối bỏ, giận dữ, đau buồn và tội lỗi là bình thường khi người đó phải đối mặt với một sự thay đổi lớn trong cuộc sống như vậy.
Đối phó với những thay đổi cảm xúc xảy ra sau đột quỵ là khá khó khăn với người bệnh. Nhưng nếu người bệnh thừa nhận tình trạng này và tìm cách giúp họ đối phó với nó, thì cảm xúc này có thể sẽ trở thành yếu tố chống lại họ và gây ra các vấn đề sức khỏe.
2. Một số cảm xúc thay đổi sau khi bị đột quỵ
Hậu quả của đột quỵ là tình trạng khuấy động một loạt cảm xúc, từ sợ hãi, buồn bã, đến lo lắng, trầm cảm và thậm chí là thức giận.
2.1. Trầm cảm
Rất nhiều người bị trầm cảm tại một số thời điểm sau đột quỵ, thường là trong năm đầu tiên.
Trầm cảm sau đột quỵ có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn, trống rỗng, cáu kỉnh, Bất lực hoặc vô vọng. Hơn nữa, họ có thể gặp vấn đề ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Sự thèm ăn cũng có thể thay đổi. Những người này có thể mất hứng thú với những thứ họ từng thích và cũng như họ có thể dành ít thời gian hơn với những người mà họ quan tâm. Ngoài ra, họ cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc đau đầu hoặc đau mà không thể điều trị tốt hơn.
Trong trường hợp, nếu những người này nghĩ về việc tự tử, hãy giúp họ tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
2.2. Lo lắng
Sau cơn đột quỵ có thể là một cảm giác sợ hãi hay lo lắng mạnh mẽ. Trạng thái lo lắng có thể làm cho người bệnh cảm thấy hoảng loạn, cáu kỉnh hoặc bồn chồn. Khi đó, người bệnh có thể đổ mồ hôi nhiều hơn, tim đập nhanh hơn, đau đầu, buồn nôn, đồng thời cảm thấy run rẩy và khó thở.
2.3. Cảm xúc không được kiểm soát
Sau một cơn đột quỵ, người bệnh có thể có những thay đổi cảm xúc thất thường, và không thể đoán trước được cảm xúc - nó được gọi là ảnh hưởng pseudobulbar (PBA).
Với ảnh hưởng này, người bệnh có thể bộc phát cảm xúc không phù hợp với tình huống mà họ đã gặp phải. Họ có thể cười vào một điều gì đó buồn, hoặc khóc vì điều gì đó buồn cười. Những thay đổi này là phổ biến đối với những người sau đột quỵ, nhưng họ có thể khó sống cùng với chúng. Người bệnh có thể cảm thấy như họ đã mất kiểm soát liên kết giữa cảm xúc và cách thể hiện chúng.
Đôi khi mọi người nhầm lẫn PBA với trầm cảm, nhưng nó lại là một điều kiện riêng, mặc dù ai cũng có thể có cả hai tình trạng này cùng một lúc.
2.4. Những thay đổi cảm xúc khác
- Sự thờ ơ
Người bệnh có thể không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào và không có động lực để làm bất cứ điều gì.
- Sự phẫn nộ
Người bệnh có thể nói chuyện và hành động tức giận, hoặc không chia sẻ cảm giác của họ xảy ra như thế nào. Một số người có thể sẽ hung hăng hơn sau một cơn đột quỵ.
- Hành vi bốc đồng
Tổn thương phần Não điều khiển hành vi có thể khiến người bệnh làm những việc rủi ro hoặc những hành động mà không suy nghĩ.
3. Xử lý khắc phục các cảm xúc sau đột quỵ
Giống như người bệnh được điều trị các tác động vật lý của đột quỵ, họ cũng có thể nhận được sự giúp đỡ cho bất kỳ thay đổi cảm xúc nào mà họ cảm thấy. Hơn nữa, chúng ta hãy nhớ rằng những thay đổi này có thể không kéo dài mãi mãi, đặc biệt nếu được điều trị kịp thời.
Một trong những cách tốt nhất để đối phó với những cảm xúc thay đổi sau đột quỵ như trầm cảm, lo lắng, tức giận là hãy tìm gặp những nhóm người đã từng trải qua tình trạng này.
Khi người bệnh nói chuyện với những người khác đã bị đột quỵ, dù trực tiếp hay trực tuyến, họ cũng sẽ biết rằng họ không chỉ có một mình. Khi đó, họ có thể nhận được lời khuyên và mẹo để xử lý các vấn đề mà họ gặp phải. Nghiên cứu cho thấy các kết nối xã hội có thể giúp giảm trầm cảm và lo lắng sau đột quỵ.
Trầm cảm đôi khi khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. mất cảm giác ngon miệng, luôn thấy trống vắng... Nếu những triệu chứng này kéo dài, hãy gặp bác sĩ để trao đổi và có thể nhận một số phương pháp điều trị như: tư vấn, trị liệu nói chuyện, hoặc kết hợp cả với thuốc chống trầm cảm.
Người bệnh có thể áp dụng thêm một số cách giúp điều chỉnh cảm xúc tốt hơn như:
- Thư giãn
Một cuộc đi bộ dài, tắm nước ấm, hoặc mát xa có thể làm nên điều kỳ diệu. Làm bất cứ điều gì có thể giúp cơ thể thả lỏng và được thư giãn.
- Tập thể dục
Tập luyện thường xuyên là một cách tuyệt vời để giúp người bệnh cảm thấy tỉnh táo khi họ có cảm giác lo lắng hoặc suy sụp. Và nó có thể kích hoạt sự giải phóng các hóa chất endorphin - giúp cho tâm trạng trở nên tốt hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những bài tập thể dục để có lựa chọn phù hợp.
- Tránh những thói quen xấu
Sử dụng rượu, thuốc lá hoặc thuốc có thể khiến người bệnh cảm thấy tốt hơn trong một thời gian ngắn, nhưng chúng có thể làm cho bệnh tim của họ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian dài.
- Suy nghĩ tích cực
Cố gắng tìm hy vọng trong mọi tình huống của bản thân. Tập trung vào những gì bạn có thể làm. Đặt mục tiêu và làm việc hướng tới chúng để tạo cho bản thân ý thức về mục đích.
Nguồn tham khảo: webmd.com