Triệu chứng
Đau. Thường gặp nhất là cơn đau ở phía bên và phía trước của cánh tay và vai. Bạn có thể bị tổn thương hoặc không thể làm những việc hàng ngày chẳng hạn như chải tóc, gấp quần áo hoặc với lấy một cái gì đó
Chẩn đoán
Để chẩn đoán rối loạn cơ xoay vai, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử chấn thương vai hoặc đau vai. Bác sĩ cũng kiểm tra xem phần vai hoạt động tốt như thế nào và xác định vùng hoặc các hoạt động nào gây đau
Điều trị
Để vai nghỉ ngơi. Bạn có thể chuyển động cánh tay nhưng cẩn thận. Không giữ vai một chỗ bằng băng đeo hoặc nẹp, điều này có thể dẫn đến cứng hoặc thậm chí bất động khớp (viêm bao khớp dính);
Tổng quan
Các rối loạn cơ xoay vai là bệnh gì?
Các cơ bắp và dây chằng ổn định vai là một nhóm sợi dai, linh hoạt (dây chằng) và cơ bắp ở vai. Các rối loạn cơ xoay vai xảy ra khi các mô trong vai bị kích thích hoặc tổn thương. Các rối loạn cơ xoay vai bao gồm:
Viêm gân hoặc viêm bao hoạt dịch. Trong vai, bao hoạt dịch là một túi nhỏ chứa đầy dịch hoạt động như một miếng đệm giữa các dây chằng và xương;
Va chạm. Trong loại này, dây chằng bị ép và chà xát vào xương;
Canxi tích tụ trong gân. Tình trạng này có thể gây ra đau đớn hay còn gọi là vôi hóa gân;
Rách một phần hoặc toàn bộ các gân xoay vai.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn cơ xoay vai là gì?
Rối loạn cơ xoay vai có nhiều dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây được coi là phổ biến nhất bao gồm:
Đau. Thường gặp nhất là cơn đau ở phía bên và phía trước của cánh tay và vai. Bạn có thể bị tổn thương hoặc không thể làm những việc hàng ngày chẳng hạn như chải tóc, gấp quần áo hoặc với lấy một cái gì đó. Bạn có thể bị đau trong đêm và khó ngủ;
Vai bị yếu. Bạn nên gặp bác sĩ bất cứ khi nào gặp phải các triệu chứng dai dẳng mà ảnh hưởng đến cuộc sống.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn cơ xoay vai?
Người ta cho rằng hầu hết các rối loạn cơ xoay vai là do:
Sử dụng vai trong nhiều năm gây tổn thương dần dần các cơ xoay vai. Khi bạn già đi, các hoạt động thường ngày có thể dẫn đến những thay đổi trong các cơ xoay vai, như làm mỏng và rách gân, giảm lượng máu cung cấp đến cơ xoay vai;
Tham gia các hoạt động đòi hỏi đưa tay quá đầu nhiều lần, chẳng hạn như quần vợt, bơi lội hoặc sơn nhà có thể dẫn đến các vấn đề cơ xoay vai. Chuyển động thường xuyên trong thời gian dài có thể tạo áp lực hoặc làm tổn thương các cơ xoay vai.
Các môn thể thao, một tai nạn hoặc té nghiêm trọng có thể tạo ra áp lực đủ lớn để xé các gân xoay vai. Tuy nhiên, ở những người lớn tuổi hoặc bị tổn thương vai, một chuyển động đơn giản cũng có thể xé cơ xoay vai ở họ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh rối loạn cơ xoay vai?
Người lớn tuổi, hầu hết trên 60 tuổi, là đối tượng thường gặp tình trạng này nhất. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn cơ xoay vai?
Yếu tố thường gặp nhất làm tăng nguy cơ bao gồm lớn tuổi, vì hầu hết người từ 60 tuổi trở lên khi được chẩn đoán đều mắc bệnh này.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn cơ xoay vai?
Rối loạn này có thể ngăn ngừa nếu bạn có thể làm theo những lời khuyên dưới đây:
Giữ cho cơ bắp ở vai linh hoạt và khỏe bằng các bài tập thể dục hàng ngày;
Giữ tư thế dễ chịu tại mọi thời điểm;
Không nhấc những vật quá nặng;
Không chụp lấy vật đang rơi;
Không giữ cánh tay sang một bên hoặc nâng cao quá đầu trong thời gian dài, chẳng hạn như khi sơn trần nhà.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn cơ xoay vai?
Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn gặp tình trạng này, họ sẽ kiểm tra sức khỏe, sau đó họ sẽ đề nghị một số xét nghiệm thông thường.
Để chẩn đoán rối loạn cơ xoay vai, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử chấn thương vai hoặc đau vai. Bác sĩ cũng kiểm tra xem phần vai hoạt động tốt như thế nào và xác định vùng hoặc các hoạt động nào gây đau. Di chuyển cánh tay theo những cách nhất định có thể giúp bác sĩ tìm hiểu về tình trạng của cơ xoay vai.
Bạn có thể được chụp X-quang để kiểm tra xương vai. Nếu chẩn đoán vẫn còn chưa rõ ràng, các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như MRI hoặc siêu âm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn cơ xoay vai?
Điều trị các vấn đề cơ xoay vai là rất quan trọng. Nếu không điều trị, vai của bạn có thể dễ dàng bị suy yếu và bạn sẽ không thể nâng cánh tay lên.
Đối với hầu hết các tình trạng rối loạn cơ xoay vai, bạn sẽ được đề nghị một số bước cơ bản, bao gồm:
Để vai nghỉ ngơi. Bạn có thể chuyển động cánh tay nhưng cẩn thận. Không giữ vai một chỗ bằng băng đeo hoặc nẹp, điều này có thể dẫn đến cứng hoặc thậm chí bất động khớp (viêm bao khớp dính);
Chườm đá hoặc nhiệt trên vai, tùy theo cái nào tốt hơn;
Thuốc chống viêm (NSAIDs) giúp giảm đau và giảm sưng, viêm, bao gồm ibuprofen (chẳng hạn như Advil®) và naproxen (chẳng hạn như Aleve®) hoặc acetaminophen (chẳng hạn như Tylenol®). Thuốc có thể giúp giảm đau nhưng sẽ không làm giảm sưng hoặc viêm. Bạn cần đọc và làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn;
Tránh các vị trí và các hoạt động gây khó chịu, chẳng hạn như nâng hoặc với tay qua đầu, ngưng bất kỳ hoạt động nào gây đau vai.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu có thể làm giảm đau và giúp cho vai khỏe và linh hoạt hơn. Trong vật lý trị liệu, bạn học các bài tập để kéo và tăng cường sức mạnh cho vai. Sau đó, bạn có thể tự thực hiện ở nhà.
Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn cơ xoay vai không được điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ có thể làm phẫu thuật nếu gân cơ xoay vai rách hoặc các phương pháp điều trị khác không giúp ích.