Tên gọi khác: Chậm phát triển tâm thần nặng, Chậm phát triển tâm thần nhẹ
Chẩn đoán
- Khai thác thông tin về tiền sử, bệnh sử
- Khám lâm sàng phát hiện các rối loạn tâm thần, thần kinh (tri giác, ngôn ngữ, trí năng) và cơ thể (khuyết tật, biến dạng,..)
- Khám cận lâm sàng: test tâm lý, test thương số trí tuệ IQ, xét nghiệm đặc hiệu như chụp X quang, ghi hình ảnh não, ghi điện não, xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, tế bào, xét nghiệm máu, nước tiểu phát hiện các rối loạn chuyển hóa, các bất thường enzym, các bất thường nhiễm sắc thể.
Điều trị
Điều trị có thể bao gồm các can thiệp về hành vi, lời nói và trị liệu nghề nghiệp, tư vấn gia đình hoặc hỗ trợ giáo dục. Thuốc cũng có thể được sử dụng.
Nguyên nhân
- CPTTT do nhân tố di truyền: hội chứng Down, hội chứng tiếng mèo kêu, hội chứng X mỏng mảnh, do bệnh phenylceton - niệu
- CPTTT liên quan đến sức khỏe thể chất, tâm lý và dinh dưỡng của mẹ: do tương kỵ máu mẹ - máu con, hậu quả của bệnh phôi Rubella, bệnh tế bào mang thể vùi virus cự bào (cytomegalic inclusion disease), bệnh toxoplasma, giang mai bẩm sinh, mẹ bị AIDS
- CPTTT do các bệnh nội tiết: chứng độn tuyến giáp
- CPTTT do các biến chứng sản khoa
- CPTTT do các tác hại ở thời kỳ sau sinh: các bệnh nhiễm khuẩn (viêm màng não, viêm não do vi khuẩn, virus), chấn thương sọ não,...
- CPTTT do các nhân tố môi trường và văn hóa xã hội: do mẹ thiếu sự chăm sóc về tình cảm và về ý tế, thiếu dinh dưỡng; mẹ có ít kiến thức để tạo các kích thích tốt cho con phát triển; cha mẹ bị bệnh tâm thần nặng nên khả năng chăm sóc và kích thích cho con phát triển bị hạn chế
Phòng ngừa
Giảm, loại trừ các nhân tố gây hại cho quá trình phát triển hệ thần kinh trung ương trong các thời kỳ có mang, chu sinh, sau khi sinh:
- Giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức về CPTTT (các biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng bệnh, phát hiện sớm, điều trị sớm)
- Hoạch định chính sách y tế thích hợp: gắn mục tiêu phòng bệnh CPTTT vào các chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em (giảm các biến chứng và tác hại thời kỳ thai sản, chu sản, sau khi sinh,...), chương trình tiêm chủng mở rộng phòng các bệnh nhiễm khuẩn. Chương trình phòng chống bướu tuyến giáp, chống thuốc lá, bia, rượu, chống các tệ nạn xã hội...
- Tư vấn gia đình về phòng tánh các bệnh di truyền, cú ý các gia đình thuộc nhóm nguy cơ (hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc y tế, ít tri thức bảo vệ thai sản, có nhân tố di truyền)
Chẩn đoán, điều trị sớm các bệnh có ảnh hưởng đến phát triển não, rút ngắn quá trình tiến triển bệnh, đạt mức độ phục hồi hay hạn chế tối đa hậu quả bất lợi và di chứng.
Điều trị
- Biện pháp Y - Giáo dục: với CPTTT nặng cần có cơ sở đặc biệt để nuôi dưỡng và chăm sóc y tế; với CPTTT nhẹ và vừa cần có các trường chuyên biệt. Với trẻ CPTTT cần liệu pháp vui chơi và tạo điều kiện tương tác nhóm
- Liệu pháp hành vi: trị liệu tâm lý theo hướng trị liệu hành vi
- Liệu pháp hóa dược: các thuốc hướng thần (aminazin, haloperidol...), thuốc an thần nhẹ (seduxen,...), giảm xung động (propanodol,...), thuốc kháng động kinh cho các cơn co giật
- Liệu pháp gia đình: tham vấn, tư vấn tâm lý cho bố mẹ, gia đình