Triệu chứng
Chấn thương cơ gân kheo nhẹ có thể không làm tổn thương bạn quá nhiều. Tuy nhiên, những chấn thương nặng có thể gây đau đớn, khiến bạn không thể đi bộ hoặc thậm chí đứng
Chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng này, một bài kiểm tra thực thể sẽ được thực hiện, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về cách chân bị thương và một số xét nghiệm cũng sẽ được khuyến cáo như xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang, v.v.
Điều trị
Bạn cần tránh đặt trọng lượng trên chân. Nếu cơn đau nặng, bạn có thể cần đến nạng khi đi chuyển. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu vật lý nếu bạn cần chúng.
Tổng quan
Chấn thương cơ gân kheo là tình trạng gì?
Chấn thương cơ gân kheo được gây ra bởi sự co nhanh hoặc lực căng ra quá mạnh của các nhóm cơ gân kheo, gây ra các mức độ rách khác nhau ở các cơ thuộc cơ gân. Thật không may, các Chấn thương cơ gân kheo thường phổ biến và gây đau đớn. Chúng thường gặp ở các vận động viên ở tất cả các loại hình thể thao bao gồm chạy, trượt ván, bóng đá và các cầu thủ bóng rổ. Cơ gân kheo không phải là một cơ đơn lẻ, đó là một nhóm bốn cơ bắp chạy dọc theo phía sau đùi. Chúng cho phép bạn uốn cong chân của mình ở đầu gối. Trong một chấn thương cơ gân kheo, một hoặc nhiều các cơ bắp bị quá tải. Các cơ bắp thậm chí có thể bị rách. Bạn sẽ có khả năng mắc một Chấn thương ở cơ gân kheo trong các hoạt động liên quan nhiều đến chạy và nhảy hoặc dừng đột ngột và bắt đầu lại.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng và dấu hiệu của tình trạng chấn thương cơ gân kheo là gì?
Chấn thương cơ gân kheo nhẹ có thể không làm tổn thương bạn quá nhiều. Tuy nhiên, những chấn thương nặng có thể gây đau đớn, khiến bạn không thể đi bộ hoặc thậm chí đứng. Các triệu chứng khác của chấn thương cơ gân kheo gồm:
Đau đột ngột và nghiêm trọng khi tập thể dục, cùng với cảm giác giật lên đột ngột;
Đau ở mặt sau của đùi và phần mông dưới khi đi bộ, thẳng chân hoặc cúi xuống;
Nhão cơ;
Bầm tím.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chấn thương cơ gân kheo?
Các cơ gân kheo là một nhóm ba cơ bắp chạy dọc theo mặt sau của đùi từ hông đến ngay dưới đầu gối. Những cơ này giúp cho bạn có thể kéo dài chân thẳng phía sau cơ thể và uốn cong đầu gối. Khi bất kỳ một trong những cơ này kéo dài vượt quá giới hạn của nó trong quá trình hoạt động thể chất, chấn thương có thể xảy ra.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng chấn thương cơ gân kheo?
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở nam giới.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tình trạng chấn thương cơ gân kheo?
Bạn dường như có nguy cơ cao hơn mắc chấn thương cơ gân kheo, nếu:
Tham gia thể thao;
Có chấn thương cơ gân kheo trước đây;
Cơ kém linh hoạt. Nếu cơ kém linh hoạt, cơ bắp có thể không có khả năng chịu được đầy đủ lực tác động của một hoạt động nhất định nào đó;
Mất cân bằng cơ bắp.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chấn thương cơ gân kheo?
Bạn có thể làm giảm nguy cơ bằng cách làm theo những cách hữu ích sau:
Làm nóng trước và làm căng cơ sau khi hoạt động thể chất;
Tăng cường các hoạt động thể chất chậm dần, không nhiều hơn khoảng 10% trong một tuần;
Dừng thực hiện nếu bạn cảm thấy đau ở mặt sau của đùi;
Kéo và tăng cường cơ gân kheo như một biện pháp phòng ngừa.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng chấn thương cơ gan kheo?
Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng này, một bài kiểm tra thực thể sẽ được thực hiện, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về cách chân bị thương và một số xét nghiệm cũng sẽ được khuyến cáo như xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang, v.v.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng chấn thương cơ gân kheo?
May mắn thay, chấn thương cơ gân kheo mức độ từ nhẹ đến bình thường đều có thể tự khỏi. Bạn chỉ cần thời gian để chúng tự lành lại. Để tăng tốc độ chữa bệnh, bạn có thể:
Để chân nghỉ ngơi
Bạn cần tránh đặt trọng lượng trên chân. Nếu cơn đau nặng, bạn có thể cần đến nạng khi đi chuyển. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu vật lý nếu bạn cần chúng.
Chườm đá lên chân để giảm đau và sưng
Bạn nên làm điều đó khoảng 2030 phút, cách nhau từ 34 giờ cho 23 ngày hoặc cho đến khi cơn đau đã biến mất.
Nén chân
Bạn sử dụng một băng đàn hồi xung quanh chân để giảm sưng.
Nâng cao chân trên một chiếc gối khi bạn đang ngồi hoặc nằm xuống.
Dùng thuốc giảm đau chống viêm
Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil®, Motrin®) hoặc naproxen (Aleve®, Naprosyn®) sẽ giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, các thuốc này có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng nguy cơ chảy máu và loét. Chúng chỉ nên được dùng ngắn hạn, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
Thực hành các bài tập kéo và tăng cường các bài tập nếu bác sĩ/chuyên viên vật lý trị liệu khuyến cáo
Tăng cường cơ gân kheo là một cách để bảo vệ chống lại chấn thương gân kheo.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng mà cơ bắp bị rách, bạn có thể cần phải phẫu thuật. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ sửa chữa các cơ bắp và nối chúng lại.
Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ tổn thương của cơ gân kheo. Bạn hãy nhớ rằng mức độ chữa lành ở mỗi người là khác nhau. Khi tình trạng đã cải thiện hơn, bạn nên làm một số hoạt động nhẹ để tránh không làm trầm trọng thêm áp lực lên cơ, ví dụ như người chạy có thể thử bơi một vòng quanh hồ bơi. Dù bạn làm gì, không được vội vàng, thậm chí không cố gắng để trở lại mức hoạt động thể chất cũ cho đến khi:
Bạn có thể di chuyển chân của mình thoải mái như chân không bị chấn thương;
Cảm thấy chân bình thường giống như trước khi bị chấn thương;
Bạn cảm thấy không đau ở chân khi bạn đi bộ, sau đó chạy bộ, chạy nước rút, rồi cuối cùng nhảy.