Triệu chứng
Cảm thấy buồn ngủ cực độ vào ban ngày: tình trạng này thường kéo dài từ vài giây đến vài phút và thường xuất hiện sau khi ăn, đang nói chuyện với một ai đó hoặc trong nhiều tình huống khác.
Chẩn đoán
- Thử máu: nhằm xác định xem còn có những bệnh lý nào khác ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn hay không.
- Chụp ECG, chụp EEG.
- Xét nghiệm di truyền: kiểm tra xem có sự xuất hiện của gen gây nên bệnh này hay không.
Điều trị
Hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi và không có biện pháp trị liệu đơn lẻ nào có thể kiểm soát được căn bệnh này
Tổng quan
Cơn ngủ kịch phát là bệnh gì?
Cơn ngủ kịch phát là một bệnh mãn tính, trong đó người bệnh có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ nơi nào mà không thể kiểm soát được, bất kể họ đã ngủ bao nhiêu lâu trong ngày. Người bệnh sẽ cảm thấy khoẻ lên sau khi ngủ khoảng 10 đến 15 phút trong cơn buồn ngủ, nhưng sau đó cảm giác khoẻ khoắn này nhanh chóng biến mất và họ lại buồn ngủ trở lại. Cơn ngủ kịch phát có thể xảy ra khi lái xe, làm việc hoặc trò chuyện. Đây là một bệnh lý kéo dài suốt đời và không có thuốc chữa. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng và có lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát được tình trạng này.
Những ai thường mắc cơn ngủ kịch phát?
Tất cả mọi người đều có thể mắc phải bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi từ 15 đến 30. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của cơn ngủ kịch phát là gì?
Các triệu chứng của cơn ngủ kịch phát bao gồm:
Cảm thấy buồn ngủ cực độ vào ban ngày: tình trạng này thường kéo dài từ vài giây đến vài phút và thường xuất hiện sau khi ăn, đang nói chuyện với một ai đó hoặc trong nhiều tình huống khác.
Yếu cơ một phần hay hoàn toàn (mất trương lực): bạn không thể kiểm soát sự vận động của tay và chân mình. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị té ngã hoặc bị liệt trong một vài phút.
Bị ảo giác: bạn thấy hoặc nghe những sự việc thực tế không tồn tại. Tình trạng này có thể xảy ra trong lúc ngủ hoặc khi vừa với tỉnh dậy.
Bị “bóng đè”: xảy ra khi bạn không thể cử động chân tay trong lúc ngủ hoặc trước lúc thức dậy. Tình trạng này có thể kéo dài trong 15 phút.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu tình trạng trên kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bạn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra cơn ngủ kịch phát là gì?
Nguyên nhân gây bệnh hiện còn chưa rõ. Tuy nhiên, những người mắc phải bệnh này đều có nồng độ Hypocretin thấp. Đây là chất quan trọng giúp bạn luôn tỉnh táo. Tuy chưa rõ nguyên nhân chính xác làm giảm tế bào sản xuất hypocretin ở não, nhưng các chuyên gia nghi ngờ đó là do phản ứng tự miễn. Ngoài ra, bệnh cơn ngủ kịch phát cũng xuất phát từ tiền sử gia đình, các nhà khoa học đã tìm thấy một số gen liên quan đến bệnh này được di truyền cho thế hệ sau.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc cơn ngủ kịch phát?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cơn ngủ kịch phát, bao gồm:
Chấn thương não;
Bệnh lý hệ thần kinh;
Di truyền.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của cơn ngủ kịch phát?
Cơn ngủ kịch phát có thể được hạn chế nếu bạn:
Uống thuốc theo đơn;
Nghỉ ngơi đều đặn trong ngày nếu có thể;
Đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm;
Tập thể dục.
Không hút thuốc, sử dụng các chất caffeine, rượu hoặc các chất có cồn.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị cơn ngủ kịch phát?
Hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi và không có biện pháp trị liệu đơn lẻ nào có thể kiểm soát được căn bệnh này. Bác sĩ chỉ có thể kê thuốc để làm giảm thời gian ngủ vào ban ngày và giúp giấc ngủ ban đêm được sâu hơn. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn sử dụng một số thuốc chống trầm cảm để giảm các triệu chứng như bị ảo giác hoặc “bóng đè”.
Ngoài ra, các biện pháp như tập thể dục, tránh cà phê, rượu hoặc các chất có cồn cũng có thể giúp bệnh bớt nghiêm trọng hơn.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cơn ngủ kịch phát?
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi bạn về cách cơn ngủ kịch phát xảy ra. Ngoài ra còn có những cách chẩn đoán khác như:
Thử máu: nhằm xác định xem còn có những bệnh lý nào khác ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn hay không.
Chụp ECG, chụp EEG.
Xét nghiệm di truyền: kiểm tra xem có sự xuất hiện của gen gây nên bệnh này hay không.