Triệu chứng
Có cảm giác no sớm (cảm thấy no mặc dù ăn rất ít); Đau ở bên trái phía trên bụng vì lách bị to ra;
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán thông qua tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể xét nghiệm máu, nghiên cứu hình ảnh chụp được bằng siêu âm, chụp CT, chụp điện tâm đồ để đưa ra các kết quả chính xác hơn
Điều trị
Bệnh cường lách nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh
Tổng quan
Cường lách là bệnh gì?
Cường lách là một hội chứng do sự to lên của lá lách kèm theo sự sụt giảm các tế bào máu (tế bào hồng cầu và bạch cầu). Lá lách có kích thước bằng nắm tay, nằm phía trên bên trái của vùng bụng. Nhiệm vụ của lá lách là miễn dịch và lọc các tế bào chết hoặc bị hư hại trong máu. Khi lá lách hoạt động quá mức, nó sẽ loại bỏ các tế bào máu quá sớm và quá nhanh, dẫn tới lá lách bị phình ra và giảm cơ chế chống nhiễm trùng trong cơ thể.
Cường lách làm phát sinh nhiều bệnh như: bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết, khối u di căn, Xơ gan và bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra, các bệnh Truyền nhiễm cũng có thể làm là lách phình ra, điển hình là viêm gan siêu vi, bạch cầu đơn nhân, HIV, Sốt rét và viêm màng trong tim.
Những ai thường mắc phải cường lách?
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả nam hay nữ. Tuy nhiên, bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ hoặc thanh thiếu niên bị bệnh bạch cầu đơn nhân, người bị bệnh di truyền rối loạn chuyển hóa và sốt rét. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của Cường lách là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường lách bao gồm:
Có cảm giác no sớm (cảm thấy no mặc dù ăn rất ít);
Đau ở bên trái phía trên bụng vì lách bị to ra;
Cảm thấy đầy hơi;
Dễ dàng bị bầm tím và chảy máu;
Sốt cao;
Cảm giác yếu ớt, mệt mỏi;
Đánh trống ngực;
Bị bướu ở miệng, chân và bàn chân.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau ở vùng bụng trên bên trái của bạn, đặc biệt là nếu bạn bị đau dữ dội khi bạn hít một hơi thật sâu. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh cường lách là gì?
Bệnh cường lách chủ yếu gây ra bởi các chứng bệnh như:
Bệnh gan (xơ gan);
Ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết;
Các bệnh về mô liên kết và sưng viêm;
Các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao, sốt rét.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường lách?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị cường lách bao gồm:
Trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị bệnh nhiễm trùng, ví dụ như bệnh bạch cầu đơn nhân.
Có bệnh Gaucher, bệnh Niemann – Pick hoặc những bệnh di truyền liên quan tới gan và lách khác.
Đi tới vùng có sốt rét.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cường lách?
Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cường lách:
- Con người có thể sống mà không cần lá lách, mặc dù lá lách giúp chống lại sự nhiễm trùng và loại bỏ các mảnh vụn của tế bào. Các bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ lá lách sẽ có xu hướng mắc các chứng nhiễm trùng nguy hiểm gây ra bới các vi khuẩn như là pneumococci và Haemophilus influenzae. Vắc xin có thể giúp chống lại các sự nhiễm trùng và nên được tiêm trước khi là lách bị cắt đi.
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau bất thường, đầy hơi bất thường kéo dài, gặp vấn đề với cồn hoặc thuốc.
- Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh cường lách. Chẳng hạn, các chứng nhiễm trùng do ký sinh trùng: sốt rét, ký sinh trùng gây triệu chứng giống bệnh cúm và bệnh do ký kinh trùng gây ra thì có thể được chữa trị. Tuy nhiên, ung thư di căn thì có thể không chữa trị được.
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cường lách?
Bệnh cường lách nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Chẳng hạn, dùng hóa trị để chữa các bệnh ung thư hoặc dùng các thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do ký sinh trùng (sán máng và sốt rét).
Phẫu thuật cắt lá lách bị lớn có thể được tiến hành trên những người không tìm ra nguyên nhân gây bệnh hoặc trên những người có các triệu chứng kéo dài ngay cả khi đã được điều trị. Phẫu thuật cắt lá lách có khả năng hạn chế sự sụt giảm các tế bào máu.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cường lách?
Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán thông qua tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể xét nghiệm máu, nghiên cứu hình ảnh chụp được bằng siêu âm, chụp CT, chụp điện tâm đồ để đưa ra các kết quả chính xác hơn.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị cường lách, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đế gặp bác sĩ chuyên về chứng rối loạn máu để làm sinh thiết tủy xương, giúp xác định nguyên nhân gây ra bệnh cường lách. Trong sinh thiết tủy, bác sĩ sẽ dùng 1 cây kim để lấy mẩu của mô tủy xương và kiểm tra dưới kính hiển vi.