Tên gọi khác: Đau họng mạn tính
Triệu chứng
Giọng nói thay đổi, đặc biệt là khàn giọng, Nuốt đau, Nuốt khó, Ho hoặc hắng giọng mạn tính.
Chẩn đoán
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau họng mạn tính?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường xác định nguyên nhân gây ra bệnh, phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng khác ngoài đau họng, cũng như xem xét bệnh sử của bạn. Đôi khi, bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang, CT scan cổ hoặc nội soi thanh quản để chẩn đoán bệnh.
Tổng quan
Đau họng mạn tính là bệnh gì?
Đau họng là tình trạng đau, Trầy xước hoặc kích ứng họng, thường nặng hơn khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến nhất của đau họng (viêm họng) là do nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh hay cảm cúm. Đau họng do virus thường tự khỏi.
Đau họng thường là một triệu chứng thoáng qua, bớt dần sau một vài ngày. Đau họng dai dẳng thì kéo dài hơn ba hoặc bốn tuần. Nếu tình trạng đau họng và và các triệu chứng không thuyên giảm thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy một căn bệnh nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau họng mạn tính là gì?
Đau họng dai dẳng là tình trạng kéo dài hơn ba hoặc bốn tuần. Đau họng mạn tính có thể kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng khác, bao gồm:
Giọng nói thay đổi, đặc biệt là khàn giọng;
Nuốt đau;
Nuốt khó;
Ho hoặc hắng giọng mạn tính.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau họng mạn tính?
Một số nguyên nhân có thể gây viêm họng mạn tính bao gồm:
Viêm amiđan;
Nhiễm Strep;
Dị ứng;
Bệnh bạch cầu đơn nhân;
Hít chất gây ô nhiễm không khí;
Hút thuốc lá;
Bệnh cúm;
Thở qua miệng thay vì mũi.
Một số triệu chứng trong những tình trạng này, giống như bệnh cúm có thể không nghiêm trọng và không cần điều trị, trong khi viêm họng do strep và viêm amiđan có thể trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Các nguyên nhân khác gây viêm họng mạn tính, như hút thuốc lá là những vấn đề mà bạn có thể kiểm soát để làm dịu cơn đau họng. Nếu bạn bị đau họng và ho mạn tính mà không thể khỏi được, có hoặc không có các triệu chứng khác thì bạn cần phải gặp bác sĩ ngay.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh đau họng mạn tính?
Đau họng mạn tính có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau họng mạn tính?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm họng mạn tính, chẳng hạn như:
Tiếp xúc với khói thuốc lá. Hút thuốc và hít thuốc lá thụ động có thể gây kích ứng họng. Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, họng và thanh quản;
Dị ứng. Dị ứng theo mùa hoặc phản ứng dị ứng liên tục với bụi, nấm mốc hoặc lông vật nuôi nhiều khả năng hình thành đau họng;
Tiếp xúc với hóa chất kích thích. Các hạt trong không khí từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và các hóa chất gia dụng thông thường có thể gây kích thích cổ họng;
Viêm xoang mạn tính hoặc thường xuyên. Nước mũi có thể gây kích thích cổ họng hoặc làm lây lan nhiễm trùng;
Tụ tập nơi đông đúc. Virus và vi khuẩn dễ dàng lây lan ở bất cứ nơi nào có người tụ tập, các trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng học, văn phòng hoặc máy bay;
Hệ miễn dịch suy yếu. Bạn dễ bị nhiễm trùng nếu sức đề kháng suy yếu. Nguyên nhân làm hệ miễn dịch suy yếu thường gặp bao gồm HIV, tiểu đường, điều trị bằng steroid hoặc thuốc hóa trị, căng thẳng, mệt mỏi và chế độ ăn uống nghèo nàn.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau họng mạn tính?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Ngậm kem để làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng bệnh viêm họng;
Không nói quá nhiều và ngủ đủ giấc;
Uống nhiều nước và dịch để giữ ẩm cổ họng. Trà ấm với mật ong có thể giúp cổ họng thoải mái hơn;
Sử dụng thuốc tự mua để giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen;
Tránh để không khí khô đi vào cổ họng, sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Bạn cũng có thể dành ít thời gian trong phòng tắm hơi để giúp dễ chịu hơn;
Sử dụng kẹo ngậm làm dịu cơn đau họng dai dẳng nhưng giữ chúng tránh xa trẻ em 4 tuổi hoặc nhỏ hơn vì có thể khiến trẻ nghẹt thở;
Bỏ hút thuốc lá và không sử dụng các chất làm sạch mà gây khó chịu cho cổ họng;
Sử dụng nước súc miệng bằng hỗn hợp nước (khoảng 236 ml) và muối (1 muỗng cà phê) vài lần một ngày.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau họng mạn tính?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường xác định nguyên nhân gây ra bệnh, phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng khác ngoài đau họng, cũng như xem xét bệnh sử của bạn. Đôi khi, bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang, CT scan cổ hoặc nội soi thanh quản để chẩn đoán bệnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đau họng mạn tính?
Đau họng do nhiễm vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu bạn không điều trị viêm họng nặng do nhiễm strep thì nó sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim và tổn thương van tim.
Thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị đau họng dai dẳng do nhiễm virus hoặc bạn có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu đau họng là do dị ứng, bạn cần phải dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và tránh các tác nhân gây dị ứng để giảm bớt các triệu chứng và đau.