Triệu chứng
Hầu hết các trường hợp dính thành bụng không gây ra triệu chứng. Triệu chứng có thể có thường gặp nhất là đau bụng kéo dài.
Chẩn đoán
Dính thành bụng không thể được phát hiện thông qua xét nghiệm hoặc siêu âm. Hầu hết dính thành bụng được phát hiện trong quá trình phẫu thuật nhằm kiểm tra ổ bụng
Điều trị
Phẫu thuật là cách duy nhất chữa dính thành bụng. Tuy nhiên, nếu dính thành bụng không gây ra triệu chứng rõ rệt thì bạn không cần phải điều trị
Tổng quan
Dính thành bụng là gì?
Dính thành bụng là hiện tượng dính vào nhau giữa các cơ quan hệ tiêu hóa và mô cơ thành bụng. Bệnh hình thành do các dải mô Sẹo giữa mô và nội tạng vùng bụng. Thông thường, các mô bên trong thành bụng và cơ quan vùng bụng đều có bề mặt trơn nhẵn để các các cơ quan không dính vào nhau khi cơ thể di chuyển. Tuy nhiên, hiện tượng Dính thành bụng làm cho chúng kết dính lại với nhau.
Dính thành bụng có thể xảy ra giữa các ống tiêu hóa với nhau hoặc giữa ống tiêu hóa với các mô cơ ở bụng.
Những ai thường mắc phải dính thành bụng?
Dính thành bụng là biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật. Có đến 93% bệnh nhân từng phẫu thuật vùng bụng, xương chậu, kể cả ruột và phẫu thuật Phụ khoa cũng dễ dàng bị dính thành bụng.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của dính thành bụng là gì?
Hầu hết các trường hợp dính thành bụng không gây ra triệu chứng. Triệu chứng có thể có thường gặp nhất là đau bụng kéo dài.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Khi có dấu hiệu đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, tắc ruột hoặc hiếm muộn, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời càng sớm càng tốt. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra dính thành bụng là gì?
Phẫu thuật vùng bụng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dính thành bụng, bao gồm:
Phẫu thuật nội tạng;
Đụng chạm các nội tạng;
Làm khô các nội tạng và các mô;
Tiếp xúc các mô nội tạng với các vật lạ như băng gạc, găng tay phẫu thuật, kim khâu;
Máu hoặc cục máu không được rửa sạch trong khi tiến hành phẫu thuật.
Dính thành bụng cũng có thể do viêm nhiễm không liên quan đến phẫu thuật, bao gồm:
Vỡ ruột thừa;
Dùng xạ trị điều trị ung thư;
Nhiễm trùng phụ khoa;
Nhiễm trùng vùng bụng.
Hiếm có tình trạng dính thành bụng không rõ nguyên nhân.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc dính thành bụng?
Trải qua phẫu thuật vùng bụng nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bị dính thành bụng. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng sau phẫu thuật cũng khiến bạn dễ bị dính thành bụng hơn.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của dính thành bụng?
Dính thành bụng có thể được hạn chế nếu bạn lưu ý ăn uống điều độ đầy đủ dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã chứng minh được chế độ ăn ít chất dinh dưỡng trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật sẽ khiến nguy cơ dính thành bụng tăng.
Ngoài ra, bạn cũng nên nghe ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc hậu phẫu và tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện biến chứng kịp thời.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị dính thành bụng?
Phẫu thuật là cách duy nhất chữa dính thành bụng. Tuy nhiên, nếu dính thành bụng không gây ra triệu chứng rõ rệt thì bạn không cần phải điều trị. Dính thành bụng gây ra đau bụng, tắc nghẽn đường ruột hoặc hiếm muộn là những trường hợp cần bác sĩ can thiệp chữa trị.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dính thành bụng?
Dính thành bụng không thể được phát hiện thông qua xét nghiệm hoặc siêu âm. Hầu hết dính thành bụng được phát hiện trong quá trình phẫu thuật nhằm kiểm tra ổ bụng. Tuy nhiên, chụp X-quang vùng bụng, nội soi đường tiêu hóa dưới (GI) hoặc chụp cắt lớp (CT) có thể phát hiện ra tắc ruột do dính thành bụng gây ra.