Tên gọi khác: Gout, Goutte, Thống phong
Triệu chứng
Đau, sưng, nóng đỏ khớp.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric.
Chụp X-quang.
Xét nghiệm dịch khớp.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).
Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)
Điều trị
Các thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Indomethacin/Indocin, Ibuprofen/Motrin), Colchicine, thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), và/hoặc Steroid.Thay đổi lối sống (như giảm cân, không uống rượu, hạn chế ăn thịt đỏ và hải sản). Ngoài ra, Probenecid (Benuryl), Allopurinol (Zyloprim), Febuxostat (Uloric) là những thuốc giúp giảm nồng độ axit uric và ngăn chặn các cơn gút.
Nguyên nhân
Bệnh Gút (tiếng Anh là Gout, tiếng Việt hay gọi bệnh Gút, gọi theo âm Hán - Việt là thống phong), hay viêm khớp do Gút, là một dạng viêm khớp được đặc trưng bởi cơn đau khớp dữ dội và đột ngột, kèm theo đó là sưng đỏ khớp. Lịch sử bệnh gút đã hơn 4000 năm, nhưng đến khoảng 400 năm trước công nguyên, Hyppocrates là người đầu tiên mô tả rõ một biểu hiện rất đặc trưng của bệnh là sưng tấy, nóng, đỏ và rất đau ở ngón chân cái (Podagra), ông còn gọi bệnh Gút là "Vua của bệnh" và "bệnh của Vua" ("King of Diseases" and "Disease of Kings").
Thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, dược sỹ Claudius Galen cũng là người có vai trò lớn trong lịch sử bệnh Gút. Ông đã tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh gút và nhận thấy bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam giới trung niên, đối với phụ nữ chỉ xuất hiện khi về già.
Thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, Alexander of Tralles đã sử dụng colchicin để giảm đau các viêm khớp. Ở thời kỳ này, mặc dù thông tin y học còn hạn chế nhưng người Hi Lạp đã đưa ra phương pháp chẩn đoán và phương thức điều trị bệnh Gút.
Antoni Van Leeuwenhoek (1632–1723), một trong nhiều nhà khoa học khám phá ra kính hiển vi, là người đầu tiên quan sát hình dạng của các tinh thể ở khớp sưng trong các cơn gút cấp, nhưng thành phần hóa chất trong tinh thể đó ông vẫn chưa tìm ra.
Năm 1683, Sydenham mô tả đầy đủ diễn biến lâm sàng của cơn Gút cấp, và đến cuối thế kỷ XIX, Schelle, Bargman và Wollaston mới tìm thấy vai trò của acid uric trong nguyên nhân gây bệnh, do đó bệnh Gout còn được gọi là viêm khớp do acid uric. Phát hiện ra vai trò của acid uric trong bệnh gút có ý nghĩa to lớn trong chuẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh gút.
Hơn 4000 năm sau kể từ khi bệnh Gút được phát hiện, nhà khoa học người Đức Emil Fischer đã chứng minh acid uric được tạo thành từ nguồn nội sinh trong cơ thể: đó chính là purin. Nhờ phát hiện điều này, ông đã được nhận giải Nobel danh giá.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về sinh học tế bào, cơ chế sinh lý bệnh của tình trạng tăng acid uric máu và bệnh gút, vai trò quan trọng của tinh thể urat, tìm ra các nhóm thuốc điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh cụ thể nên hiệu quả điều trị đã tăng rõ rệt. Y học ngày nay đã có thể kiểm soát tốt cơn Gout cấp, ngăn ngừa các cơn viêm khớp tái phát, hạn chế biến chứng sỏi thận và các bệnh lý về thận.
Phòng ngừa
Bệnh Gút do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó, chế độ ăn uống là một nguyên nhân gây bệnh và thúc đẩy bệnh gút phát triển.
Ngoài ăn uống thì hai yếu tố vô cùng quan trọng là sự rối loạn chuyển hóa acid uric và rối loạn quá trình đào thải acid uric ở thận.
Qua nghiên cứu, có tới 95% bệnh nhân gút có lượng acid uric (muối urat) đào thải trong 24 giờ ít hơn người bình thường, mặc dù nồng độ acid uric máu của họ cao hơn bình thường.
Điều trị
Ăn uống điều độ, không nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối.
Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh ga tô có kem. Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải.
Có thể ăn các loại thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ.
Không uống rượu, hạn chế uống bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga.
Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong 1 ngày có tỉ lệ bị gút cao gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.
Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút.
Bánh mì, trứng, đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành, tỏi... trừ cà chua) bệnh nhân gút có thể sử dụng.
Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và có tính kiềm có tác dụng thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể cũng rất tốt cho bệnh nhân gút (có thể uống 1-3 cốc/ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh).
Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, tập luyện các bài tập rèn sức bền có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giảm cân và điều hòa các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên cần nghỉ tập trong giai đoạn tái phát của bệnh.