Hội chứng Catatonia

Catatonia hay còn gọi là hội chứng căng trương lực, là một rối loạn tâm thần và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển bình thường của một người. Những người bị ảnh hưởng có thể gặp nhiều triệu chứng, phổ biến nhất là sững sờ (người bệnh không thể di chuyển, nói chuyện hoặc phản ứng với kích thích.

Triệu chứng

Trạng thái sững sờ (không có khả năng di chuyển hoặc phản ứng với xung quanh), chứng giữ nguyên tư thế. Im lặng (ít hoặc không nói)

Chẩn đoán

Không có xét nghiệm đặc biệt giúp chẩn đoán hội chứng Catatonia. Để phát hiện tình trạng này, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm và kiểm tra thể chất để loại trừ các tình trạng khác.

Điều trị

Amobarbitol, Các thuốc benzodiazepin (như clonazepam, lorazepam và midazolam), Bromocriptine, Carbamazepin, Liti cacbonat

Tổng quan

Hội chứng Catatonia là gì?

Catatonia hay còn gọi là hội chứng căng trương lực, là một rối Loạn tâm thần và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển bình thường của một người. Những người bị ảnh hưởng có thể gặp nhiều triệu chứng, phổ biến nhất là sững sờ (người bệnh không thể di chuyển, nói chuyện hoặc phản ứng với kích thích.

Tuy nhiên, một số người bị Hội chứng Catatonia có thể vận động quá mức và có hành vi bạo lực.

Catatonia có thể xuất hiện bất cứ khi nào, thường kéo dài từ vài giờ đến nhiều nhất là 10 ngày. Hội chứng này có thể xuất hiện thường xuyên trong nhiều năm sau khi bạn mắc phải.

Các chuyên gia sức khỏe Tâm thần phân loại Catatonia thành ba nhóm: chậm, ác tính và phấn khích.

Catatonia dạng chậm là tình trạng phổ biến nhất, khiến người bệnh vận động chậm. Người bệnh có thể nhìn chằm chằm vào khoảng không và thường không nói chuyện.

Catatonia ác tính làm người bệnh mê sảng và sốt. Họ cũng có thể có nhịp tim nhanh và huyết áp cao.

Người bị Catatonia phấn khích thường không ngừng vận động và kích động. Đôi khi, họ cũng có thái độ hung hăng với người khác.

Những ai có nguy cơ mắc hội chứng Catatonia?

Tỷ lệ mắc hội chứng Catatonia trên toàn thế giới vẫn chưa rõ. Một vài nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc Catatonia rất khác nhau giữa các khu vực địa lý trên thế giới. Mặc khác, nhiều người hợp mắc Catatonia có thể vẫn chưa được chẩn đoán.

Catatonia có thể ít được chẩn đoán hơn ở các nước đang phát triển vì bác sĩ không xác định được tình trạng của người bệnh.

Hội chứng Catatonia rất hiếm xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi, mà thường xuất hiện ở thanh niên và người lớn. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Triệu chứng hội chứng Catatonia

Những triệu chứng của hội chứng Catatonia là gì?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Catatonia là:

  • Trạng thái sững sờ (không có khả năng di chuyển hoặc phản ứng với xung quanh), chứng giữ nguyên tư thế.

  • Im lặng (ít hoặc không nói).

  • Uốn sáp tạo hình: người bệnh được “nặn” ở một tư thế và tư thế này sẽ được duy trì. Khi di chuyển các chi của người bệnh, bạn có cảm giác chúng được làm bằng sáp.

  • Phủ định: hành vi chống lại mệnh lệnh, yêu cầu của người khám.

  • Định hình: kiểu vận động lặp đi lặp lại không có mục đích.

  • Kiểu cách: hành động có mục đích nhưng thể hiện một cách kì lạ, thái quá, không phù hợp với hoàn cảnh, như chào, vuốt tóc…

  • Kích động: kích động không có mục đích và không bị ảnh hưởng bởi các kích thích từ bên ngoài.

  • Hiện tượng lặp lại: nhại lời, nhại động tác.

Khi Catatonia liên quan đến tâm thần phân liệt, tình trạng sững sờ có thể tiếp tục trong thời gian dài.

Bạn có thể mắc các triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào liệt kê ở trên hoặc nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, hãy đến gặp bác sĩ. Cơ địa mỗi người sẽ khác nhau. Tốt nhất, bạn hãy gặp bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Hội chứng Catatonia - Ảnh minh họa 1
Hội chứng Catatonia - Ảnh minh họa 2

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hội chứng Catatonia là gì?

Các nguyên nhân phổ biến gây ra Catatonia bao gồm rối loạn tâm thần, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và bệnh Parkinson.

Catatonia cũng có thể  là một tác dụng phụ hiếm của một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh tâm thần (Nếu bạn nghi ngờ rằng một loại thuốc gây ra Catatonia, hãy đi cấp cứu ngay lập tức). Ngừng dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như clozapine, có thể gây ra Catatonia.

Các nghiên cứu hình ảnh đã cho thấy một số người mắc bệnh Catatonia mãn tính có thể có bất thường ở não. Điều này đặc biệt đúng với thùy trán hoặc đồi thị.

Một giả thuyết khác là việc có quá nhiều hoặc quá ít chất dẫn truyền thần kinh gây ra Catatonia. Giả thuyết khác lại cho rằng việc giảm đột ngột dopamine hoặc giảm axit gamma-aminobutryic (GABA) dẫn đến tình trạng này.

Nguy cơ mắc phải Catatonia

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Catatonia?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Catatonia gồm:

  • Nữ giới

  • Người lớn tuổi

  • Tâm thần phân liệt

  • Trầm cảm sau sinh

  • Sử dụng cocain

  • Nồng độ natri trong máu thấp

  • Sử dụng một số loại thuốc, như ciprofloxacin

Phòng ngừa

Làm thế nào để kiểm soát hội chứng Catatonia hiệu quả?

Bạn có thể áp dụng một số lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh tại nhà để kiểm soát hội chứng Catatonia như:

  • Tìm hiểu rõ về bệnh và tình hình sức khỏe của bạn. Điều này sẽ tạo động lực để bạn tuân theo kế hoạch điều trị.

  • Có các sở thích lành mạnh, như các hoạt động giải trí hoặc tập thể dục.

  • Kiểm soát căng thẳng và học cách thư giãn qua các bài tập thiền hoặc yoga.

  • Quan sát các dấu hiệu trước khi hội chứng xuất hiện. Lập kế hoạch phù hợp để trong trường hợp các triệu chứng quay trở lại, bạn có thể xử lý nó ngay.

  • Tránh uống rượu và dùng các chất gây nghiện. Rượu và các chất gây nghiện có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hội chứng này.

  • Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và không được bỏ liều.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Làm thế nào để chẩn đoán hội chứng Catatonia?

Không có xét nghiệm đặc biệt giúp chẩn đoán hội chứng Catatonia. Để phát hiện tình trạng này, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm và kiểm tra thể chất để loại trừ các tình trạng khác.

Thang đánh giá Catatonia của Bush-Francis là một xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán Catatonia. Thang đo này có 23 mục được ghi điểm từ 0–3.

  • 0: không có triệu chứng

  • 3: đã có triệu chứng bệnh

Người có thứ hạng cao trong thang đánh giá thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bằng benzodiazepene.

Xét nghiệm máu có thể loại bỏ mất cân bằng điện giải. Điều này có thể gây ra những thay đổi ở các chức năng tâm thần. Xét nghiệm máu fibrin D-dimer có thể giúp chẩn đoán Catatonia. Nếu kết quả xét nghiệm là 500mg/ml, bạn có khả năng mắc hội chứng.

Chụp CT hoặc MRI giúp bác sĩ quan sát được não của bạn để loại trừ các vấn đề về khối u não hoặc sưng não.

Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng Catatonia?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để điều trị tình trạng này, gồm:

  • Amobarbitol

  • Các thuốc benzodiazepin (như clonazepam, lorazepam và midazolam)

  • Bromocriptine

  • Carbamazepin

  • Liti cacbonat

  • Thuốc giãn cơ

  • Reserpine

  • Hormone tuyến giáp

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng

  • Zolpidem

Các thuốc benzodiazepin thường được bác sĩ chỉ định đầu tiên. Những loại thuốc này làm tăng GABA trong não. Sau 5 ngày, nếu bạn không có phản ứng với thuốc hoặc nếu các triệu chứng xấu đi, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác là liệu pháp sốc điện.

Liệu pháp sốc điện là một điều trị phổ biến cho Catatonia. Liệu pháp này được nhân viên y tế thực hiện tại bệnh viện. Liệu pháp này không gây đau. Khi người bệnh đã an thần, bác sĩ sẽ đưa một cỗ máy đặc biệt để gây sốc điện cho não. Điều này gây ra một cơn co giật trong não từ một đến hai phút. Cơn co giật làm thay đổi dòng chảy của chất dẫn truyền thần kinh trong não, việc này có thể cải thiện các triệu chứng Catatonia.