Hội chứng nhạy cảm với âm thanh

Có những lúc tiếng nhai, tiếng gõ bút, hoặc các tiếng động nhỏ khác làm phiền chúng ta không dứt. Tuy nhiên, với những người mắc hội chứng nhạy cảm với âm thanh, những âm thanh này không chỉ gây phiền nhiễu, mà làm họ không thể chịu đựng nổi.

Triệu chứng

Lo lắng, Khó chịu, Sự thôi thúc phải chạy trốn

Chẩn đoán

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh mới chính thức được công nhận vào năm 2001 do đó nhiều bác sĩ không biết về nó hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc tìm hiểu hoặc chẩn đoán hội chứng này

Điều trị

Mặc dù hiện nay không có thuốc chữa khỏi hội chứng này và phương pháp điều trị thực sự hiệu quả cần thêm thời gian dài để nghiên cứu, có một số phương pháp điều trị và các giải pháp có thể hữu ích

Tổng quan

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh là gì?

Có những lúc tiếng nhai, tiếng gõ bút, hoặc các tiếng động nhỏ khác làm phiền chúng ta không dứt. Tuy nhiên, với những người mắc hội chứng nhạy cảm với âm thanhnhững âm thanh này không chỉ gây phiền nhiễu, mà làm họ không thể chịu đựng nổi.

Hội chứng này còn được gọi là hội chứng nhạy cảm âm thanh chọn lọc, gây ra do một bất thường của não tạo nên hai triệu chứng Tâm lý và sinh lý. Trong một nghiên cứu gần đây, chụp MRI cho thấy sự khác biệt đáng kể trong cấu trúc não của những người có Hội chứng nhạy cảm với âm thanh và trong cách Não của họ phản ứng khi nghe các âm thanh kích hoạt.

Mẫn cảm với âm thanh gây ra một phản ứng chạy trốn hoặc tấn công ở những người bị hội chứng này, gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của họ. Họ có thể cảm thấy lo lắng, giận dữ và hoảng loạn khi nghe các âm thanh kích hoạt. Điều này có thể dẫn đến sự tránh né, cô lập và trầm cảm.

 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng nhạy cảm với âm thanh là gì?

Khi nghe thấy tiếng động, bạn sẽ nổi da gà, dây Thần kinh bùng phát và bạn chỉ muốn tiếng động đó dừng lại ngay lập tức. Đối với hầu hết mọi người, cảm giác này thỉnh thoảng mới có. Tuy nhiên, những người có hội chứng nhạy cảm với âm thanh có thể gặp cảm giác trên hàng ngày khi nghe những âm thanh mà những người khác hầu như không để ý thấy.

Nếu có phản ứng nhẹ, bạn có thể cảm thấy:

  • Lo lắng

  • Khó chịu

  • Sự thôi thúc phải chạy trốn

  • Ghê tởm

Nếu các phản ứng của bạn nghiêm trọng hơn, âm thanh kích hoạt có thể gây ra:

  • Thịnh nộ

  • Giận dữ

  • Thù hận

  • Hoảng loạn

  • Sợ hãi

  • Cảm xúc đau khổ

  • Mong muốn giết hoặc ngăn chặn bất cứ điều gì gây ra tiếng ồn đó

  • Sơn gai ốc

  • Có ý định tự tử

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh - Ảnh minh họa 1
Hội chứng nhạy cảm với âm thanh - Ảnh minh họa 2
Hội chứng nhạy cảm với âm thanh - Ảnh minh họa 3
Hội chứng nhạy cảm với âm thanh - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng nhạy cảm với âm thanh?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết nguyên nhân gây ra hội chứng nhạy cảm với âm thanh.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng nhạy cảm với âm thanh?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng nhạy cảm với âm thanh như:

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

  • Rối loạn lo âu

  • Hội chứng Tourette

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh dường như phổ biến hơn ở những người bị ù tai. Ù tai là một rối loạn khác làm bạn nghe những âm thanh trong tai mà những người khác không nghe thấy.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng nhạy cảm với âm thanh?

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh mới chính thức được công nhận vào năm 2001 do đó nhiều bác sĩ không biết về nó hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc tìm hiểu hoặc chẩn đoán hội chứng này. Tuy nhiên, bạn hãy tìm sự giúp đỡ và khuyến khích bác sĩ gia đình giới thiệu các chuyên gia về hội chứng nhạy cảm với âm thanh để có được chẩn đoán chính xác. Chỉ riêng điều này cũng sẽ rất hữu ích cho bệnh nhân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng nhạy cảm với âm thanh?

Mặc dù hiện nay không có thuốc chữa khỏi hội chứng này và phương pháp điều trị thực sự hiệu quả cần thêm thời gian dài để nghiên cứu, có một số phương pháp điều trị và các giải pháp có thể hữu ích. Một số người đã báo cáo các lợi ích ngắn hạn từ phương pháp điều trị như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), thôi miên và điều trị ù tai (TRT).