Lác mắt

Bệnh Mắt lé (lác) là hiện tượng hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau. Nó có thể xảy ra thường xuyên hoặc không và có khoảng 5% trẻ em mắc bệnh này ở cả nam và nữ. Lác có thể là do vấn đề về các cơ mắt, các dây thần kinh của mắt hoặc não. Ở người lớn, nguyên nhân của lác có thể là bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh đa xơ cứng, bệnh nhược cơ hoặc rối loạn tuyến giáp.

Tên gọi khác: Lé, lé mắt

Triệu chứng

Triệu chứng Bệnh Mắt lé (lác) là Hai mắt lệch nhau; Nhìn đôi; Thường xuyên nheo mắt; Khả năng tập trung kém.

Chẩn đoán

Chẩn Đoán Bệnh Mắt lé (lác) Thực hiện khai thác bệnh sử và khám thực thể, khám nhãn khoa cụ thể và thử nghiệm trực quan.

Điều trị

Điều trị hướng vào việc khôi phục và cải thiện chức năng thị giác. Điều trị có thể bao gồm các phương pháp bịt mắt, thuốc nhỏ mắt, bài tập tăng cường và kính. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật.

Tổng quan

Bệnh Mắt lé (lác) là gì?

Bệnh Mắt lé (lác) là hiện tượng hai mắt nhìn theo hai hướng khác nhau. Nó có thể xảy ra thường xuyên hoặc không và có khoảng 5% trẻ em mắc bệnh này ở cả nam và nữ. Lác có thể là do vấn đề về các cơ mắt, các dây Thần kinh của mắt hoặc não. Ở người lớn, nguyên nhân của lác có thể là bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh đa xơ cứng, bệnh Nhược cơ hoặc rối loạn tuyến giáp.

Lác mắt - Ảnh minh họa 1
Lác mắt - Ảnh minh họa 2
Lác mắt - Ảnh minh họa 3
Lác mắt - Ảnh minh họa 4
Lác mắt - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Lác mắt là tình trạng khi ta nhìn vật nào đó, hai mắt không thẳng hàng mà có một mắt lệch đi so với mắt kia.

Theo các chuyên gia nhãn khoa thì lác là một bệnh hay gặp với hai biểu hiện chính, bao gồm: rối loạn vận động nhãn cầu dẫn tới sự lệch trục nhãn cầu (gọi là lác) và rối loạn chức năng của mắt (nhược thị, mất thị giác hai mắt).

Có tới 4% trẻ sinh ra đã bị hiện tượng lệch trục nhãn cầu, biểu hiện bằng lác mắt, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhược thị và rối loạn thị giác. Lác mắt có thể là lác trong (nhãn cầu lệch vào trong), lác ngoài (nhãn cầu bị lệch ra ngoài) hay lác đứng (nhãn cầu lệch lên trên hoặc xuống dưới). Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Đôi khi tật khúc xạ (như viễn thị) gây ra lác trong. Thị lực kém ở một bên mắt cũng có thể gây ra lác.

Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ nhìn thành hai hình. Lúc đó, não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác, ức chế không cho mắt này nhìn và gây ra nhược thị. Vì vậy, người bệnh sẽ mất khả năng nhìn bằng hai mắt đồng thời không có được thị giác hai mắt.

Nhược thị là tình trạng thị lực ở một hoặc cả hai mắt giảm dưới mức bình thường, làm cho khả năng nhìn của mắt kém. Biểu hiện phức tạp của lác chính là sự lệch trục nhãn cầu: có những trường hợp bệnh nhân "lác ẩn" không lộ ra ngoài, phải qua thăm khám mới phát hiện ra. Các loại lác với biểu hiện đơn thuần như: lác trong, lác ngoài, lác đứng; phức tạp hơn là những trường hợp phối hợp cả lác ngang và lác đứng tạo ra độ lác chéo...

Phòng ngừa

Tình trạng trẻ dưới 6 tháng tuổi bị lác xảy ra thường xuyên, đó là do bẩm sinh; các bác sĩ xác định có tới 20% nguyên nhân của bệnh lác là do di truyền. Ngoài ra, người bình thường cũng có thể bị lác sau khi bị sốt cao co giật, đó là do biến chứng.

Nhiều trường hợp gia đình phát hiện trẻ bị lác bẩm sinh thì cho rằng không cần điều trị, trẻ lớn lên sẽ tự khỏi. Phần lớn các bậc phụ huynh không phát hiện ra những biểu hiện bất thường trong mắt của trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ không có biểu hiện rõ ràng. 

Ở nước ngoài, trẻ bị lác dưới 5 tuổi đã được tiến hành phẫu thuật, tạo cơ hội tốt để trẻ phục hồi thị lực; còn ở nước ta, trẻ có bệnh thường được đưa vào viện giai đoạn 8-10 tuổi là rất muộn. Tại thời điểm đó, tiến hành phẫu thuật thường chỉ có tác dụng thẩm mỹ, còn khả năng phục hồi đôi mắt khỏe mạnh là rất khó khăn.

Người lớn thường lác thứ phát sau một chấn thương mắt, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) không được điều trị hoặc một bệnh lý nào đó, có thể tổn thương ở thần kinh hoặc tại cơ vận nhãn.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp lác ở trẻ em không rõ nguyên nhân. Trong hơn một nửa các trường hợp, lác xuất hiện ngay khi sinh ra hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh. Lác không thể phòng ngừa nhưng có thể chữa khỏi nếu can thiệp sớm.