Tên gọi khác: Tê liệt thần kinh mặt, Liệt dây thần kinh số 7, Liệt dây thần kinh số VII
Triệu chứng
Yếu hay cứng hay rũ một bên của khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng; Mắt nhắm không kín hay mở lớn cả khi ngủ
Tổng quan
Bệnh Liệt mặt ngoại biên là gì?
Bệnh Liệt mặt ngoại biên hay tê liệt thần kinh mặt hay còn gọi là bệnh liệt dây thần kinh số 7 xảy ra khi dây thần kinh số 7 điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Tuy mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác nhưng một số nghiên cứu cho là có liên quan đến vi rút herpes simplex hoặc herpes zoster và bệnh Lyme.
Triệu chứng
Yếu hay cứng hay rũ một bên của khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng; Mắt nhắm không kín hay mở lớn cả khi ngủ; Nhân trung lệch sang bên liệt; Khó nói và đôi khi khó ăn uống; Đau sau hay trước tai; Mất vị giác; Thay đổi số lượng nước bọt ở miệng; Nghe âm thanh lớn một bên tai bị liệt.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Một Xét nghiệm máu để xác định bệnh Lyme có thể được thực hiện.
Điều trị
Liệu trình Corticosteroid ngắn ngày, như prednisone, có thể làm giảm viêm và phù nề; Các thuốc chống virus như Acyclovir và Famciclovir có thể hạn chế hoặc làm giảm tổn thương thần kinh do nguyên nhân virus; Nước mắt nhân tạo, mang kính bảo vệ đặc biệt khi ở ngoài trời.
Nguyên nhân
Liệt mặt ngoại biên là liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh VII) với biểu hiện mất hoặc giảm vận động các cơ ở nửa mặt (hãn hữu có thể gặp cả hai bên mặt), có thể kèm các rối loạn về cảm giác, phản xạ, vận mạch và bài tiết tuyến lệ, tuyến nước bọt. Liệt mặt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Liệt mặt do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có một số nguyên nhân có thể phòng tránh được.
Phòng ngừa
Do u não
U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.
U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.
Biến chứng thần kinh của u vòm họng.
Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng giập, gãy rạn nứt xương đá.
Do viêm nhiễm:
Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.
Viêm nhiễm rễ dây thần kinh: liệt dây VII hai bên - thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em.
Biến chứng của viêm tai cấp tính, viêm tai mạn tính, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá. Liệt dây VII ngoại biên 'do lạnh'. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh...
Có một thể uốn ván dễ nhầm là liệt dây VII với co cứng hàm, khó nhai, co thắt cơ vòng mi. Zona hạch gối: Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột. Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi.
Điều trị
Khi rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm, không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...
Khi có các triệu chứng như trên cần đến ngay bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác, tránh một số loại bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt nghiêm trọng như: u não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não…