Loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột là trường hợp mất cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại trong ruột. Hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ có những đặc tính chưa hoàn thiện như của người lớn, thường có nguy cơ rối loạn (loạn khuẩn đường ruột) và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn so với người lớn.

Triệu chứng

Rối loạn tiêu hóa kéo dài, dẫn đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng, sụt cân nghiêm trọng

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Sử dụng các chế phẩm vi sinh (Probiotic là các vi khuẩn lành tính) như Antibio, Lactomin Plus, Biolactin (liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ)… trong một vài tuần bệnh sẽ ổn định.

Tổng quan

Loạn khuẩn đường ruột là gì?

Loạn khuẩn đường ruột là trường hợp mất cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại trong ruột. Hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ có những đặc tính chưa hoàn thiện như của người lớn, thường có nguy cơ rối loạn (loạn khuẩn đường ruột) và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn so với người lớn.

Triệu chứng

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài, dẫn đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng, sụt cân nghiêm trọng.

  • Tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt.

  • Xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu khuẩn.

  • Trẻ thường chán ăn, đau bụng, nôn ói kèm tiêu chảy.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Soi tươi phân.

Điều trị

  • Sử dụng các chế phẩm vi sinh (Probiotic là các vi khuẩn lành tính) như Antibio, Lactomin Plus, Biolactin (liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ)… trong một vài tuần bệnh sẽ ổn định.

  • Có chế độ Dinh dưỡng hợp lý.

  • Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt.

  • Nếu trẻ còn bú thì nên tiếp tục cho bú mẹ bình thường, mẹ cũng phải kiêng ăn đồ ngọt.

  • Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài, hãy chọn sữa không chứa đường Lactoza (Free Lactose).

Loạn khuẩn đường ruột - Ảnh minh họa 1
Loạn khuẩn đường ruột - Ảnh minh họa 2
Loạn khuẩn đường ruột - Ảnh minh họa 3
Loạn khuẩn đường ruột - Ảnh minh họa 4
Loạn khuẩn đường ruột - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

  • Loạn khuẩn đường ruột là trường hợp mất cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại trong ruột. Hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ có những đặc tính chưa hoàn thiện như của người lớn, thường có nguy cơ rối loạn (loạn khuẩn đường ruột) và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn so với người lớn.

  • Thông thường sau khi sinh từ 10 đến 20 giờ, dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn. Sau khi tiếp xúc với môi trường, kết hợp việc được cho ăn uống nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ vi khuẩn chí trong đường tiêu hoá. Các vi khuẩn này được chia làm 2 loại là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại.

  • Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài hoặc dùng kháng sinh, thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí gọi là loạn khuẩn đường ruột.

Phòng ngừa

  • Thông thường sau khi sinh từ 10 đến 20 giờ, dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn, nhưng sau khi tiếp xúc với môi trường, kết hợp việc được cho ăn uống nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ vi khuẩn trong đường tiêu hoá gọi là hệ vi khuẩn chí đường ruột. Các vi khuẩn này được chia làm 2 loại: Vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại.

  • Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt, nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài hoặc dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí gọi là loạn khuẩn đường ruột.

  • Khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh viêm họng, viêm Amidal, viêm phổi… thì kháng sinh cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Điều trị

  • Đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn hợp lý, khoa học và hợp vệ sinh.

  • Nếu trẻ có biểu hiện của loạn khuẩn ban đầu, bạn nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua…

  • Khi phát hiện bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tránh tự ý dùng kháng sinh, vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt, khiến bệnh của bé càng nặng thêm.

  • Lưu ý: Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột cho trẻ em, không nên dùng các loại kháng sinh này quá 5-7 ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ nếu bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh này.