Triệu chứng
Bệnh màng tăng sinh trước võng mạc có thể gây ra mất thị lực từ không nghiêm trọng đến nghiêm trọng, nhưng mất thị lực nghiêm trọng thường không phổ biến
Chẩn đoán
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, các bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đề nghị bạn làm một số xét nghiệm khác. Khi kiểm tra mắt, bác sĩ sẽ mở rộng đồng tử mắt và kiểm tra võng mạc
Điều trị
Trên thực tế, bệnh màng tăng sinh trước võng mạc thường không yêu cầu điều trị. Các triệu chứng gây ảnh hưởng thị giác thường khá nhẹ và do đó không cần điều trị
Tổng quan
Màng tăng sinh trước võng mạc là gì?
Màng tăng sinh trước võng mạc xảy ra khi mô Sẹo đã hình thành trên điểm vàng nằm ở trung tâm võng mạc. Điểm vàng đóng vai trò thiết yếu giúp ta nhìn rõ nét các vật, có thể đọc sách báo, lái xe… Màng tăng sinh trước võng mạc có thể làm Mắt mờ đi và bị sai lệch.
Bệnh có nhiều tên gọi khác như màng trên võng mạc, thoái hóa màng võng mạc, nếp nhăn võng mạc, võng mạc bề mặt, xơ hóa tiền căn và bệnh màng trong hạn chế.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh màng tăng sinh trước võng mạc là gì?
Bệnh màng tăng sinh trước võng mạc có thể gây ra mất thị lực từ không nghiêm trọng đến nghiêm trọng, nhưng mất thị lực nghiêm trọng thường không phổ biến. Nếu mắt có điểm u nhú, bạn có thể nhận thấy tầm nhìn bị mờ đi hoặc bị dị dạng nhẹ và có thể nhìn đường thẳng thành lượn sóng. Bạn có thể gặp khó khăn khi nhìn chi tiết và đọc bản in nhỏ. Ngoài ra, mắt bạn có thể xuất hiện một vùng màu xám ở trung tâm tầm nhìn hoặc thậm chí là một điểm mù.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?
Phần lớn kết cấu của mắt chúng ta chứa đầy thủy tinh thể, chất gel giống như chất lỏng chiếm khoảng 80% mắt và định hình mắt ở dạng tròn. Các thủy tinh thể chứa hàng triệu sợi quang tốt được gắn liền với bề mặt của võng mạc. Khi chúng ta già đi, thủy tinh thể từ từ co lại và kéo ra khỏi bề mặt võng mạc (quá trình phân tách thủy tinh thể). Thông thường, quá trình này không có ảnh hưởng bất lợi, ngoại trừ sự gia tăng số lượng nhỏ hiện tượng đốm đen bay trước mắt hoặc các vết bẩn có vẻ như trôi nổi trong tầm nhìn.
Tuy nhiên, đôi khi khi thủy tinh thể kéo ra khỏi võng mạc sẽ gây ra tổn thương vi mô lên bề mặt võng mạc. Khi bị tổn thương, võng mạc bắt đầu quá trình chữa lành vùng bị tổn thương và hình thành mô sẹo hoặc màng trên bề mặt của võng mạc. Mô sẹo này gắn liền với bề mặt võng mạc. Khi mô sẹo co lại, nó làm cho võng mạc nhăn lại và nếp nhăn thường không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới thị lực trung tâm. Tuy nhiên, nếu các mô sẹo đã hình thành trên điểm vàng thì thị lực của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?
Màng tăng sinh trước võng mạc liên quan đến sự lão hóa và thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?
Bạn có thể có nguy cơ cao đối với tình trạng này nếu đang:
Là phụ nữ trên 60 tuổi;
Có một số rối loạn về mắt, chẳng hạn như cận thị, chấn thương mắt, võng mạc.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Mang kính bảo hộ khi chơi thể thao hoặc sử dụng các dụng cụ bảo hộ;
Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên khám bác sĩ;
Thường xuyên khám mắt, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh lỗ hoàng điểm.
Bạn nên tìm hiểu các triệu chứng của bệnh. Khi nhận thấy mình có vấn đề mắt, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, các bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đề nghị bạn làm một số xét nghiệm khác. Khi kiểm tra mắt, bác sĩ sẽ mở rộng đồng tử mắt và kiểm tra võng mạc. Bạn có thể phải chụp mạch huỳnh quang bằng phương pháp nhuộm để chiếu sáng các vùng của võng mạc.
Bạn cũng có thể được yêu cầu chụp cắt lớp kết hợp quang học (OCT), đây là phương pháp hữu ích nhất trong việc chẩn đoán chính xác bệnh. Khi chụp OCT, bác sĩ sẽ sử dụng máy ảnh laser chẩn đoán đặc biệt để chụp hình võng mạc của bạn. Phương pháp này có thể đo độ dày của võng mạc và phát hiện chỗ sưng và chảy dịch.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?
Trên thực tế, bệnh màng tăng sinh trước võng mạc thường không yêu cầu điều trị. Các triệu chứng gây ảnh hưởng thị giác thường khá nhẹ và do đó không cần điều trị. Mọi người thường tự thích nghi với thị lực của mình nên bệnh sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như đọc và lái xe.
Bạn nên chú ý rằng không cần sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc men hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để cải thiện thị lực. Đôi khi mô sẹo, gây ra một màng tăng sinh trước võng mạc, tự bong ra võng mạc và có thể biến mất.
Hiếm khi thị lực bị suy giảm tới mức ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, khi bị như vậy, bạn nên thực hiện phẫu thuật lấy thủy tinh thể, trong đó thủy tinh thể được loại bỏ để ngăn không cho kéo võng mạc và bác sĩ sẽ thay chúng bằng dung dịch muối (vì hầu hết thủy tinh thể là nước, bạn sẽ không nhận thấy sự thay đổi giữa dung dịch muối và chất sệt bình thường). Ngoài ra, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô sẹo gây ra vết nhăn. Phẫu thuật này thường được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ.
Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần đeo một miếng che mắt trong vài ngày hoặc vài tuần để bảo vệ mắt và dùng thuốc nhỏ mắt để tránh nhiễm trùng.