Menorrhagia

Rong kinh hay Menorrhagia là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày

Tên gọi khác: Rong huyết

Triệu chứng

Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, máu kinh ra nhiều, máu kinh có những cục máu đông.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Điều trị nội khoa: sử dụng các loại thuốc thuốc cầm máu, thuốc nội tiết, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc chống viêm nhiễm và phòng chống thiếu máu.

Tổng quan

Rong huyết hay Menorrhagia là gì?

Rong kinh hay Menorrhagia là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng theo tuổi) và thường gây ra thiếu máu.

Triệu chứng

  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, máu kinh ra nhiều, máu kinh có những cục máu đông.

  • Trong kỳ kinh nguyệt luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu, sinh thiết nội mạc tử cung, siêu âm vùng chậu.

Điều trị

Điều trị nội khoa: sử dụng các loại thuốc thuốc cầm máu, thuốc nội tiết, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc chống viêm nhiễm và phòng chống thiếu máu.

Menorrhagia - Ảnh minh họa 1
Menorrhagia - Ảnh minh họa 2
Menorrhagia - Ảnh minh họa 3
Menorrhagia - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng theo tuổi) và thường gây ra thiếu máu.

Phòng ngừa

  •  Rong kinh cơ năng

    • Ở những người mới bắt đầu có kinh, do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định nên gây rong kinh. Thường sau khoảng 2 năm thì hết.  

    • Một số trường hợp do sử dụng thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp

  • Rong kinh thực thể

    • Do sảy thai, chửa trứng, thai chết lưu

    • Do tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung...

    • Do mắc các bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…

Điều trị

  • Nếu bạn bị rong kinh ở tình trạng nhẹ thì có thể không cần điều trị. Nếu máu ra nhiều bạn có thể sử dụng viên thuốc ngừa thai để trị hiện tượng rong kinh, tuy nhiên việc sử dụng viên thuốc ngừa thai cũng mang lại ít nhiều hậu quả nên trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ chất và rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.

  • Đối với những phụ nữ trên 18 tuổi có quan hệ tình dục thường xuyên, hãy khám Phụ khoa theo đúng định kỳ. Nếu tình trạng rong kinh kéo dài và những biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Nếu rong kinh mất máu cấp tính thì phải vào viện cấp cứu.