Triệu chứng
Triệu chứng Nấm móng chân là Móng chân dày lên và đổi màu, có thể có mùi hôi.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị
Điều trị Nấm móng chân là có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh
Tổng quan
Nấm móng chân là bệnh gì?
Nấm móng chân là sự tăng trưởng của nấm trên móng chân. Ngón chân cái và ngón chân út thường bị ảnh hưởng nhất. Nguyên nhân gây Nấm móng chân gồm đi giày bó sát, chơi thể thao, vệ sinh kém, tuần hoàn kém, HIV và bệnh tiểu đường.
Triệu chứng
Triệu chứng Nấm móng chân là Móng chân dày lên và đổi màu, có thể có mùi hôi.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Trong một vài trường hợp, mẫu nhỏ của móng chân có thể kiểm tra để tìm kiếm nấm trong phòng thí nghiệm.
Điều trị
Điều trị Nấm móng chân là có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ban đầu điều trị có thể bao gồm cắt tỉa móng chân hoặc sử dụng miếng dán có chứa Urê và Bifonazole. Một loại kem hoặc sơn móng có chứa thuốc chống nấm cũng được sử dụng. Đối với những trường hợp nặng, thuốc chống nấm như Itraconazole (Sporanox) hoặc Terbinafine (Lamisil) có thể được quy định.
Nguyên nhân
Nấm móng là bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi...v.v. Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.
Phòng ngừa
Bệnh gây ra các tổn thương ở vùng da có nhiều chất sừng. Bệnh đặc biệt hay xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay, đôi khi cả ở tóc. Bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra nên có khả năng lây lan rất nhanh.
Thời tiết nóng ẩm mùa hè là điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện, sinh sôi và phát triển của bệnh. Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu sau:
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng chân, móng tay.
- Thường xuyên có các chấn thương nhẹ ở vùng móng chân (tay).
- Dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian quá dài.
- Thường xuyên có các hoạt động ở nơi công cộng như bể bơi, phòng tập thể thao…
- Gia đình có người bị mắc bệnh.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.
Cơ chế gây bệnh:
Các loại nấm và vi khuẩn sau khi lọt vào cơ thể qua những vết thương hoặc vùng kẽ chân, tay sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Các loại nấm và vi khuẩn này tiêu diệt các tế bào da và các vi khuẩn có lợi sống trên bề mặt da, làm da chuyển màu và gây nên hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ. Nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn này sẽ tấn công sâu hơn vào vùng da phía trong móng, lâu ngày sẽ ăn mòn và làm mục móng. Lớp tế bào sừng ở móng bị huỷ hoại sẽ trở nên vụn, giòn và dễ bong. Vùng da ở đầu các ngón chân, tay do bị mất lớp móng bảo vệ nên dễ bị tổn thương và dị ứng.
Bệnh phát triển nhanh ở những người có tiền sử bị các căn bệnh như viêm da, viêm phế quản, hen suyễn, tiểu đường. Vi khuẩn ăn sâu vào móng có thể gây khó khăn cho việc điều trị. Hoạt động của chất kháng sinh trong các loại thuốc sẽ vô hiệu hóa với các vùng móng bị viêm nhiễm sâu.
Điều trị
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày. Luôn giữ tay, chân sạch sẽ.
- Không sử dụng găng tay, tất và giầy kín trong thời gian dài. Nên sử dụng những đôi giày, dép thoáng khí. Găng tay, tất phải được làm từ sợi thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Lựa chọn những đôi giày vừa chân, tạo cảm giác thoải mái khi đi. Tránh sử dụng những đôi giày, dép quá cao hoặc quá chật vì dễ gây các tổn thương cho chân, đặc biệt là các ngón chân.
- Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng vì đó là nguồn lây lan bệnh.
- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng như quần áo, giày dép với những người mắc bệnh.
- Khi thấy có các biểu hiện bị bệnh, cần tìm đến bác sĩ ngay.