Tên gọi khác: Strongyloides stercoralis
Triệu chứng
Đau bụng âm ỉ, có lúc thành cơn. Ho, tiêu chảy, nổi mề đay.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị
Điều trị nguyên nhân gây bệnh, kết hợp điều trị viêm da, giảm ngứa. Loại bỏ giun bằng các thuốc chống giun như
Tổng quan
Strongyloides stercoralis hay Nhiễm giun lươn là gì?
Nhiễm giun lươn là bệnh ký sinh trùng lây qua da và niêm mạc, phát triển mạnh ở những nơi có thời tiết nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém. Khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể mà chúng di chuyển qua như: da, tiêu hóa, phổi, thực quản, hạch bạch huyết.... gây ra nhiều triệu chứng như nổi mề đay, Ngứa da, có khi đau bụng, rối loạn tiêu hóa, Ho kéo dài và nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Triệu chứng
Đau bụng âm ỉ, có lúc thành cơn. Ho, tiêu chảy, nổi mề đay.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm phân tìm ấu trùng trong phân, xét nghiệm đờm nếu có ho khạc đờm, chẩn đoán Huyết thanh Elisa.
Điều trị
Điều trị nguyên nhân gây bệnh, kết hợp điều trị viêm da, giảm ngứa. Loại bỏ giun bằng các thuốc chống giun như: Ivermectin hoặc Albenzazole. Nếu có nguy cơ Nhiễm giun lươn lan tỏa bệnh nhân cần phải được điều trị tại tuyến chuyên khoa.
Nguyên nhân
Giun lươn là loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Giun lươn sống ở ruột non, tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh, trong khi đó việc điều trị còn nhiều hạn chế.
Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm giun lươn và tái nhiễm khá cao, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Theo một số nghiên cứu trong nước, tỷ lệ nhiễm giun lươn đang có xu hướng gia tăng.
Phòng ngừa
Tên tác nhân: giun lươn (Strongyloides stercoralis).
Hình thái: Giống như con lươn có đầu thon dài và đuôi nhọn, kích thước khoảng 2 mm x 34 mm. Trứng giun lươn hình bầu dục. Ấu trùng có khả năng xâm nhập qua da người hoặc sống tự do ở ngoại cảnh.
Điều kiện phù hợp cho ấu trùng giun lươn phát triển ở ngoại cảnh là khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, giun lươn có thể phát triển ở vùng ôn đới hoặc lạnh.
Điều trị
Việc điều trị giun lươn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nhiễm cao do thiếu quan tâm của các thầy thuốc lâm sàng. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm và lây lan trong cộng đồng:
Vệ sinh môi trường: Quản lý tốt phân, nước, rác.
Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi.
Áp dụng các biện pháp phòng hộ trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Những người thường hay tiếp xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng.
Nên chủ động khám, xét nghiệm định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
Nâng cao sức đề kháng cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây tươi, luyện tập thể thao hàng ngày để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tránh tình trạng suy giảm miễn dịch làm bùng phát bệnh giun lươn lan tỏa.