Nhiễm khuẩn sau sinh

Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ. Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong Sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên

Tên gọi khác: Nhiễm khuẩn hậu sản

Triệu chứng

Sốt, rét run, mệt mỏi, khó chịu

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Điều trị Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là Tùy thuộc vào hình thái nhiễm khuẩn mà có những nguyên nhân khác nhau

Tổng quan

Nhiễm khuẩn hậu sản hay Nhiễm khuẩn sau sinh là bệnh gì?

Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ. Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong Sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên. Các trường hợp nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung... rất hay gặp nhưng diễn biến nhẹ. Nhiễm khuẩn ở tử cung ít gặp hơn nhưng thường diễn biến nặng. Còn chứng Viêm phúc mạc toàn bộ rất nguy hiểm, phải điều trị bằng phẫu thuật. Một số ít trường hợp bị nhiễm khuẩn máu, diễn biến rất nặng và khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao.

Triệu chứng

Sau khi sinh 3 - 4 ngày sản phụ có các triệu chứng:

  • Sốt, rét run, mệt mỏi, khó chịu

  • Vết thương ở tầng sinh môn, âm hộ âm đạo: sưng, đỏ, đau, mưng mủ

  • Sản dịch ra nhiều, hôi, lẫn máu mủ

  • Bụng chướng

  • Cổ tử cung hé mở, tử cung to, co hồi chậm

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC); xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP); cấy máu; cấy sản dịch; đo tốc độ lắng máu; Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin.

Điều trị

Điều trị Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là Tùy thuộc vào hình thái nhiễm khuẩn mà có những nguyên nhân khác nhau. Sản phụ được chỉ định dùng kháng sinh toàn thân, thuốc co tử cung, bồi phụ nước và điện giải. Trong một số trường hợp, sản phụ có thể được chỉ định cắt tử cung bán phần.

Nhiễm khuẩn sau sinh - Ảnh minh họa 1
Nhiễm khuẩn sau sinh - Ảnh minh họa 2
Nhiễm khuẩn sau sinh - Ảnh minh họa 3
Nhiễm khuẩn sau sinh - Ảnh minh họa 4
Nhiễm khuẩn sau sinh - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ. Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên.

Hiện nay, nhờ áp dụng các phương pháp vô khuẩn và khử khuẩn trong ca sinh nở nên tỷ lệ nhiễm khuẩn giảm hẳn so với trước. Tuy vậy, tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh vẫn còn khá phổ biến.

Các trường hợp nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung... rất hay gặp nhưng diễn biến nhẹ. Nhiễm khuẩn ở tử cung ít gặp hơn nhưng thường diễn biến nặng. Còn chứng viêm phúc mạc toàn bộ rất nguy hiểm, phải điều trị bằng phẫu thuật. Một số ít trường hợp bị nhiễm khuẩn máu, diễn biến rất nặng và khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao.

Các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản:

  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.

  • Nhiễm trùng tử cung sau đẻ.

  • Viêm phúc mạc sau đẻ.

  • Nhiễm khuẩn huyết.

Phòng ngừa

Tùy thuộc vào hình thái nhiễm khuẩn mà có những nguyên nhân khác nhau:

1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

Nguyên nhân: Do rách hoặc cắt tầng sinh môn mà không khâu hoặc khâu không đúng kĩ thuật, không đảm bảo vô khuẩn, quên gạc trong âm đạo.

2. Nhiễm trùng tử cung sau đẻ

Có nhiều mức độ như viêm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm toàn bộ tử cung.

Nguyên nhân: nhiễm khuẩn ối, sót nhau màng nhau. Chuyển dạ kéo dài, các thủ thuật bóc nhau kiểm soát tử cung không vô khuẩn, mổ lấy thai không vô khuẩn, bế sản dịch, sót gạc sau mổ.

3. Viêm phúc mạc sau đẻ

Thường do nhiễm trùng tử cung sau đẻ, điều trị nội khoa không kết quả, nhiễm trùng lan ra xung quanh tử cung (vòi trứng, buồng trứng...) và lan ra khắp ổ bụng dây chằng rộng).

Mổ lấy thai trong trường hợp bị nhiễm khuẩn ối, vỡ tử cung, mổ vào ruột, vô trùng kém, quên gạc khi mổ.

4. Nhiễm khuẩn huyết

Là hình thái nhiễm trùng nặng nhất của nhiễm trùng hậu sản do các hình thái nhiễm trùng sau đẻ không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Điều trị

Giữ vệ sinh trong thời kỳ thai nghén, nhất là những ngày gần đẻ; không tắm hay ngâm mình dưới ao hồ, nước bẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn ngoài da, mụn nhọt thì phải đến cơ sở y tế để chữa. Chỉ xuất viện về nhà khi thật ổn định (không có dấu hiệu nhiễm khuẩn), sau đó vẫn cần được cán bộ y tế theo dõi trong 1 tuần. Hằng ngày, sản phụ phải rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và thay băng vệ sinh ít nhất 3-4 lần.

Điều trị các viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục...

Đề phòng nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài.

  • Trong cuộc đẻ: Không để sót rau, chỉ định kiểm soát tử cung phải đúng, tuân theo chế độ vệ sinh, khử khuẩn thật tốt.

  • Sau đẻ: Đi lại vận động tránh ứ đọng sản dịch, vệ sinh, chăm sóc tầng sinh môn đúng.

Nếu phát hiện thấy những triệu chứng bất thường, phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.