Nhiễm nấm Candida

Nấm Candida là một loại nấm men có thể gây nhiễm trùng ở miệng, họng, cơ quan sinh dục

Triệu chứng

Khí hư ra nhiều, màu trắng như váng sữa, không hôi, thành mảng dày dính vào thành âm đạo, ở dưới có vết đỏ.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Thuốc kháng nấm tại chỗ có thể được sử dụng cho hầu hết các bệnh nhiễm trùng. Phổ biến nhất bao gồm: Butoconazole (Gynazole), Clotrimazole (Lotrimin), Miconazole (Monistat) và Terconazole (Terazol).

Tổng quan

Nhiễm Nấm Candida là bệnh gì?

Nấm Candida là một loại nấm men có thể gây nhiễm trùng ở miệng, họng, cơ quan sinh dục. Nhiễm trùng này thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân dùng kháng sinh, và ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu (bao gồm cả các bệnh nhân ung thư và các bệnh nhân nhiễm HIV). Đây cũng là một bệnh phổ biến ở phụ nữ khỏe mạnh với 75% bị Nhiễm nấm Candida âm đạo trong suốt cuộc đời.

Triệu chứng

  • Khí hư ra nhiều, màu trắng như váng sữa, không hôi, thành mảng dày dính vào thành âm đạo, ở dưới có vết đỏ.

  • Ngứa vùng sinh dục - hậu môn.

  • Đi tiểu khó.

  • Đau khi giao hợp

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Thường bệnh nhân không cần xét nghiệm vì triệu chứng rất điển hình. Trong trường hợp cần thiết, việc xác định loại nấm bị nhiễm khuẩn được thực hiện một cách trực tiếp với KOH hoặc bằng cách nuôi cấy nấm. Khi bệnh nhiễm trùng máu bị nghi ngờ, phương pháp cấy trùng máu có thể được chỉ định.

Điều trị

  • Thuốc kháng nấm tại chỗ có thể được sử dụng cho hầu hết các bệnh nhiễm trùng. Phổ biến nhất bao gồm: Butoconazole (Gynazole), Clotrimazole (Lotrimin), Miconazole (Monistat) và Terconazole (Terazol).

  • Một lần uống thuốc liều duy nhất gọi là Fluconazole (Diflucan) có thể được dùng bằng đường uống.

  • Nếu nhiễm nấm Candida dẫn tới nhiễm trùng máu bệnh nhân cần phải tiêm tĩnh mạch.

Nhiễm nấm Candida - Ảnh minh họa 1
Nhiễm nấm Candida - Ảnh minh họa 2
Nhiễm nấm Candida - Ảnh minh họa 3
Nhiễm nấm Candida - Ảnh minh họa 4
Nhiễm nấm Candida - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh do nhiễm một loại nấm men mà chủ yếu là do Candida Albicans. Có tới 3/4 phụ nữ bị nấm Candida âm hộ - âm đạo ít nhất một lần trong đời và một số phụ nữ bị tái phát nhiều lần. Bệnh không gây tử vong nhưng nếu không được điều trị, lâu dần có thể dẫn tới viêm nhiễm đường sinh dục, gây vô sinh và tạo điều kiện cho bệnh ung thư cổ tử cung phát triển.

Bệnh không lây qua quan hệ tình dục, tuy nhiên, nấm men có thể tìm thấy ở một số nam giới khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị bệnh.

Biểu hiện dễ thấy nhất là người bệnh cảm thấy ngứa, khí hư nhiều, có màu trắng đục do viêm âm hộ - âm đạo.

Phòng ngừa

  • Tác nhân gây bệnh âm đạo là Candida Albicans và các chủng Candida khác thuộc lớp Adelomycetes (còn gọi là nấm men).

  • Hình thái: Trên tiêu bản soi tươi bào tử Candida hình bầu dục có chồi hoặc không, thành nhẵn, đôi khi thấy sợi giả. Kích thước bào tử Candida khoảng 3-6 micron.

  • Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Nấm Candida dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, môi trường khô nhưng có thể tồn tại lâu ở môi trường ẩm.

Điều trị

  • Khi đi vệ sinh, nên dùng giấy lau từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo.

  • Không thụt rửa âm đạo nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo - nơi có những vi khuẩn có lợi), mất cân bằng độ pH của âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nhất là quần áo lót, không nên mặc quần áo quá dày, quá chật hay ẩm ướt.

  • Thay quần lót thường xuyên, giặt phơi ngoài nắng và ủi cả mặt trong - ngoài trước khi mặc, nên sử dụng đồ lót chất vải cotton, giữ cho môi trường vùng kín được khô, thoáng.

  • Trong thời gian bị bệnh nên tránh giao hợp, nếu có thì cần sử dụng bao cao su để tránh lây bệnh.

  • Giữ trọng lượng cơ thể ổn định tránh béo phì.