Triệu chứng
Buồn ngủ; Mù; Đau đầu; Mất sự phối hợp giữa các động tác và thăng bằng
Chẩn đoán
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành một hoặc nhiều cuộc kiểm tra sau nếu cần thiết:
Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp MRI là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để phát hiện dấu hiệu mềm não;
Chụp CT não cũng là một phương pháp chẩn đoán hữu dụng
Điều trị
Không có cách chữa trị nhất định cho căn bệnh này vì không có cách nào có thể làm cho các mô não đã bị phá hủy hoạt động trở lại
Tổng quan
Nhũn Não là bệnh gì?
Nhũn não là một tình trạng các mô não bị mềm địa hóa do viêm hoặc xuất huyết. Nhũn não có thể xảy ra trong một vị trí cụ thể của não hoặc lan rộng hơn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, hư hỏng hay sự thoái hóa não có thể làm mềm các chất bên trong, từ đó ảnh hưởng đến các phần khác của não và gây thiệt hại các mô ở thùy trán, thùy chẩm, thùy đỉnh và thùy thái dương. Bệnh này là nguyên nhân dẫn đến sự đình chỉ hoàn toàn hoạt động của phần não bị ảnh hưởng, cả người lớn, trẻ em, thậm chí bào thai trong bụng mẹ cũng có thể bị nhiễm phải bệnh này. Tình trạng rối loạn này còn được gọi là mềm não.
Tùy theo các phần não bị ảnh hưởng, bệnh có thể được chia thành hai loại sau đây:
Nhũn não ảnh hưởng đến chất trắng;
Nhũn não ảnh hưởng đến chất xám.
Tình trạng rối loạn này cũng có thể được phân thành ba loại sau đây theo màu sắc và các giai đoạn tổn thương:
Mềm não đỏ;
Mềm não vàng;
Mềm não trắng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhũn não là gì?
Người mắc phải tình trạng này có các triệu chứng nhẹ hoặc nghiêm trọng do các phần liên quan của não ngừng hoạt động. Những triệu chứng này bao gồm:
Buồn ngủ;
Mù;
Đau đầu;
Mất sự phối hợp giữa các động tác và thăng bằng;
Dụi đầu vào tường;
Chóng mặt;
Hôn mê sâu;
Đôi khi, tình trạng này dẫn đến sự thay đổi kích thước của bộ não, từ đó gây ra sự thay đổi về độ mềm dẻo của não.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhũn não?
Các bệnh và tình trạng sức khỏe khác nhau có thể gây ra tình trạng này. Đột quỵ hoặc một số chấn thương đầu nghiêm trọng dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết trong não bộ có nguy cơ gây ra tình trạng này. Tình trạng mềm não thường được nhìn thấy trong các khu vực có sự tích tụ máu bất thường.
Trong một số trường hợp, một phần nào đó của não có thể bị mềm đi do lưu lượng máu không đủ. Sự nhiễu loạn trong lưu lượng máu có thể do:
Đột quỵ;
Sưng nghiêm trọng trong não làm ngắt lưu lượng máu;
Loại bỏ các khối u từ bên trong bộ não đã bị nhiễm khuẩn và phá hủy các mô xung quanh.
Một phần nào đó của não chết do đột quỵ sẽ khiến cho các tế bào thần kinh ở khu vực đó được thay thế bằng các mô sẹo có các tế bào hình sao. Các mô sẹo này trải qua các cơn co thắt và gây ra nhũn não.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh nhũn não?
Cả đàn ông và phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh nhũn não.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh nhũn não?
Nhiều nhà khoa học cho rằng tình trạng này xảy ra do chấn thương sọ não. Nói cách khác, những chấn thương thâm nhập vào não do tai nạn hoặc bị tấn công có thể làm tăng nguy cơ làm mềm các mô não. Chấn thương đầu có thể xảy ra trong trường hợp bị một cú đánh nặng vào đầu khiến cho não va vào hộp sọ. Chấn thương đầu còn có thể xảy ra trong trường hợp mà vết thương là do một loại vũ khí sắc bén gây ra. Mô não thậm chí có thể bị viêm do chấn thương trong quá trình phẫu thuật.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhũn não?
Hiện tại các nhà khoa học không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này. Bạn hãy cẩn thận để tránh không bị chấn thương nghiêm trọng vào đầu vì có nguy cơ làm mềm não. Chế độ ăn uống lành mạnh, chứa nhiều thực phẩm giàu vitamin E có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh nhũn não?
Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ khác nhau để giúp chẩn đoán nhũn não. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn gặp tình trạng này thì họ sẽ kiểm tra cơ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành một hoặc nhiều cuộc kiểm tra sau nếu cần thiết:
Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp MRI là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để phát hiện dấu hiệu mềm não;
Chụp CT não cũng là một phương pháp chẩn đoán hữu dụng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhũn não?
Không có cách chữa trị nhất định cho căn bệnh này vì không có cách nào có thể làm cho các mô não đã bị phá hủy hoạt động trở lại. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem có thể khôi phục lại một phần các chức năng bình thường của các mô não bị ảnh hưởng hay không.
Việc điều trị cho bệnh này chủ yếu bao gồm việc phát hiện ra nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau sự thay đổi về tính thống nhất của não và đối phó đúng cách. Trong trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ có thể loại bỏ các chất bị hư hỏng trong não bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, sự thống nhấttrọn vẹn của não bộ sẽ bị thay đổi đáng kể do việc loại bỏ các mô não đã bị mềm. Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu những thay đổi trong chức năng hoạt động của não có thể làm cho những cảm giác trở lại bình thường hay không.
Các chuyên gia đang cố gắng tìm ra sự hữu dụng của liệu pháp tế bào gốc để điều trị tình trạng rối loạn não này.