Oesophagitis

Oesophagitis hay Thực quản là ống cơ vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Viêm thực quản là tình trạng viêm các mô của thực quản

Tên gọi khác: Thực quản

Triệu chứng

Triệu chứng Oesophagitis hay Thực quản là Đau khi nuốt, các triệu chứng của bệnh trào ngược (thường là ợ nóng), đau ngực, buồn nôn, đau họng, khàn giọng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Tổng quan

Oesophagitis là bệnh gì?

Oesophagitis hay Thực quản là ống cơ vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Viêm thực quản Tình trạng viêm các mô của thực quản. Viêm thực quản thường gây đau, khó nuốt và đau ngực. Nguyên nhân của viêm thực quản bao gồm nhiễm trùng, bức xạ, trào ngược axít dạ dày vào thực quản (nguyên nhân phổ biến nhất), do thuốc và các chất gây kích thích khác. Nếu không chữa trị, viêm thực quản sẽ gây những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng

Triệu chứng Oesophagitis hay Thực quản là Đau khi nuốt, các triệu chứng của bệnh trào ngược (thường là ợ nóng), đau ngực, buồn nôn, đau họng, khàn giọng.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD).

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), Lipase, Troponin và chụp X-quang.

  • Sinh thiết thực quản, Xét nghiệm tìm bào tử nấm.

  • Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh.

  • Các thuốc được sử dụng bao gồm: thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole/Prilosec, Pantoprazole/Protonix), các loại thuốc chặn H2 (Cimetidine/Tagamet, Ranitidine/Zantac), thuốc chống viêm, thuốc chống buồn nôn và thuốc điều trị nhiễm trùng (như thuốc chống nấm).

Oesophagitis - Ảnh minh họa 1
Oesophagitis - Ảnh minh họa 2
Oesophagitis - Ảnh minh họa 3
Oesophagitis - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Viêm thực quản là tình trạng viêm các mô của thực quản - là ống cơ vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày.

Viêm thực quản thường gây đau, khó nuốt và đau ngực. Nguyên nhân của viêm thực quản bao gồm trào ngược axít dạ dày vào thực quản, nhiễm trùng, uống thuốc và dị ứng.

Điều trị viêm thực quản phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Nếu không chữa trị, viêm thực quản sẽ gây những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Phòng ngừa

1. Do trào ngược dạ dày - thực quản

Trào ngược dạ dày - thực quản là một tình trạng các chất trong dạ dày (đặc biệt là các axít của dạ dày) bị trào ngược lên thực quản thường xuyên.

2. Do nhiễm trùng

Viêm thực quản cũng có thể do nhiễm vi khuẩn, siêu vi, nấm hay ký sinh trùng trong các mô của thực quản. Viêm thực quản do nhiễm trùng là tương đối hiếm và thường xảy ra ở những người có chức năng hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như những người có HIV/AIDS hoặc ung thư.

Một loại nấm thường hiện diện trong miệng được gọi là Candida albicans, là một nguyên nhân phổ biến của viêm thực quản nhiễm trùng. Nhiễm trùng này thường kết hợp với chức năng hệ miễn dịch kém, bệnh tiểu đường và sử dụng kháng sinh.

3. Do thuốc

Một số thuốc uống có thể gây tổn thương mô nếu vẫn tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong một thời gian dài. Ví dụ, nếu nuốt 1 viên thuốc với ít nước hoặc không có nước, dư lượng từ viên thuốc này có thể vẫn còn lại trong thực quản. Các loại thuốc có liên quan đến viêm thực quản, bao gồm:

  • Aspirin và các thuốc không Steroid khác chống viêm (NSAID) như Ibuprofen và Naproxen.

  • Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như Tetracycline và Doxycycline.

  • Kali clorua, được sử dụng để điều trị thiếu kali.

  • Các thuốc Bisphosphonate, bao gồm Alendronate, điều trị xương yếu và dễ gãy (loãng xương).

4. Do dị ứng

Trong nhiều trường hợp, những người có loại thực quản bị dị ứng với một số loại thực phẩm như như: sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, lạc, lúa mạch đen và  phấn hoa, có thể là nguyên nhân.

Điều trị

  • Tránh các loại thực phẩm có thể làm tăng trào ngược. Tránh các loại thực phẩm đã biết là có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản. Những thực phẩm này có thể bao gồm rượu, cà phê, hoa quả họ cam quýt, cà chua và các thực phẩm nhiều gia vị.

  • Giảm cân. Nói chuyện với bác sĩ về một chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thường xuyên để giúp giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

  • Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Nói chuyện với bác sĩ nếu cần trợ giúp để cai thuốc lá.

  • Uống thuốc đúng cách. Luôn uống thuốc với nhiều nước. Không nằm xuống sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút.

  • Tránh các thực phẩm gây dị ứng. Đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận để tránh những thực phẩm mà bị dị ứng. Hãy cẩn thận khi ăn uống, hỏi kĩ về những thành phần trong một món ăn và cách thức đang chuẩn bị để tránh bị dị ứng.