Tên gọi khác: Trầm cảm mãn tính, Trầm cảm nhẹ
Triệu chứng
Chán ăn hoặc ăn nhiều.
Chẩn đoán
Tâm trạng buồn chán suốt ngày, hầu hết mõi ngày, kéo dài trong vòng (đối với trẻ nhỏ, triệu chứng có thể là cáu kỉnh và thời gian tối thiểu là 1 năm).
Điều trị
Điều trị thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Kết hợp liệu pháp tâm lý và thuốc
Tổng quan
Trầm cảm mãn tính, Trầm cảm nhẹ hay Persistent Depressive Disorder (Dysthymia)
Dysthymia là hình thức nhẹ và trung bình của bệnh trầm cảm, ít nghiêm trọng hơn so với trầm cảm nặng nhưng thường kéo dài lâu hơn. Các triệu chứng thường bắt đầu dần dần trong tuổi vị thành niên. Dysthymia không có xu hướng di truyền. Những người có Dysthymia có nhiều nguy cơ phát triển chứng trầm cảm nặng.
Triệu chứng
Chán ăn hoặc ăn nhiều.
Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
Uể oải, thiếu sinh khí.
Thiếu tự tin.
Khả năng tập trung kém hoặc thiếu quyết đoán.
Cảm thấy tuyệt vọng.
Chẩn đoán
Tâm trạng buồn chán suốt ngày, hầu hết mõi ngày, kéo dài trong vòng (đối với trẻ nhỏ, triệu chứng có thể là cáu kỉnh và thời gian tối thiểu là 1 năm).
Có tối thiểu 2 trong 6 triệu chứng mỗi khi buồn chán.
Điều trị
Điều trị thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Kết hợp liệu pháp Tâm lý và thuốc. Các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất được sử dụng là Fluoxetine (Prozac), Sertraline (Zoloft), Paroxetin (Paxil) và Citalopram (Celexa). Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định thêm chất ổn định tâm trạng hoặc thuốc chống lo âu.
Nguyên nhân
4/5 trường hợp trầm cảm đều bắt đầu sau căng thẳng mà cá nhân gặp phải trong cuộc sống.
Căng thẳng có thể từ những vấn đề sau: người thân yêu qua đời hoặc rời bỏ, thất nghiệp lâu ngày, đau ốm, quan hệ xã hội, hoặc quan hệ hôn nhân có vấn đề, khó khăn kinh tế, áp lực công việc.
Khi không giải tỏa được Stress, căng thẳng sẽ có nguy cơ cao dẫn đến trầm cảm.
Phòng ngừa
Giải tỏa căng thẳng theo một số phương pháp:
Suy nghĩ tích cực: Khi nghĩ về những điều tích cực, sẽ giúp có những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ thấy yêu cuộc sống này hơn. Chúng ta trở nên như thế nào tùy thuộc vào suy nghĩ của chính mình, vì vậy hãy suy nghĩ tích cực lên.
Vận động, tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cho cơ thể giải phóng năng lượng, điều hòa hoạt động nội tiết giúp cải thiện cân bằng hóa học trong não bằng cách làm gián đoạn việc xuất hiện ra những Hormon Stress như Cortisol, Adrenalin và làm gia tăng chất Serotonin và Dopamin tạo cảm giác lạc quan, phấn chấn.
Nghe, hát những bài hát vui vẻ và xem những video hài hước: Âm nhạc sẽ giúp bạn giải tỏa những sự muộn phiền, những căng thẳng trong cuộc sống. Những bản nhạc du dương, những bài hát vui nhộn sẽ giúp xoa dịu căng thẳng, áp lực đang dồn nén trong đầu.
Làm những gì mình thích: Theo đuổi một sở thích sẽ cung cấp cho bạn năng lượng tích cực và bạn sẽ quên đi những suy nghĩ gây căng thẳng đầu óc.
Trò chuyện, chia sẻ với một ai đó: Trò chuyện là một giải pháp vô cùng quan trọng giúp bạn giải tỏa được Stress. Tìm một người bạn tin cậy để chia sẻ những chuyện buồn, thất vọng đó.
Hít thở sâu và tập Yoga: Những người tập yoga đều biết đến việc hít thở sâu đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc nuôi dưỡng cơ thể. Các bài tập về thở hoặc thậm chí chỉ hít thở sâu vài cái cũng giúp làm giảm căng thẳng và giải tỏa Stress, giúp bình tĩnh.
Điều trị
Tham vấn, can thiệp trị liệu tâm lý.
Sử dụng thuốc trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin)) và loại thuốc tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRI).