Tên gọi khác: Rối nhiễu căng thẳng hậu chấn thương tâm lý, Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, Rối loạn stress sau sang chấn, Post-traumatic Stress Disorders hay PTSD là bệnh gì?
Triệu chứng
Có những hồi tưởng khó cưỡng lại về sự kiện
Chẩn đoán
Đối với trẻ trên 6 tuổi và người lớn:
A. Trải nghiệm các tình huống nguy hiểm đến tính mạng, trấn thương nghiêm trọng hoặc bạo lực tình dục theo một vào cách sau:
- Trực tiếp trải nghiệm thực tế
- Trực tiếp chứng kiến người khác trải nghiệm
- Được biết người thân trong gia đình hoặc bạn thân trải nghiệm tình huống sang chấn
- Nghe/ chứng kiến nhiều lần chi tiết về các tình huống sang chấn (không bao gồm truyền thông)
Điều trị
Tham vấn, trị liệu cá nhân; tham vấn. trị liệu nhóm; sử dụng thuốc
Tổng quan
Rối nhiễu căng thẳng hậu chấn thương tâm lý, Rối loạn căng thẳng sau Chấn thương tâm lý, Rối loạn stress sau sang chấn, Post-traumatic Stress Disorders hay PTSD là bệnh gì?
PTSD là 1 loại rối nhiễu cảm xúc Lo âu do sự trải nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp của cá nhân đối với những sự kiện thực tế nghiêm trọng liên quan đến tính mạng và sự tổn hại gây nên
Triệu chứng
Các triệu chứng gợi nhớ, hoài niệm:
- Có những hồi tưởng khó cưỡng lại về sự kiện
- Đôi khi cảm giác như đang sống lại với sự kiện (ảo giác, ảo thanh)
- Mơ thấy
Các triệu chứng hành vi né tránh:
- Tránh các ý nghĩ, hoặc bất cứ thứ gì khiến cá nhân nhớ lại sự kiện (các hoạt động diễn ra, địa điểm xảy ra,...)
- Ít biểu lộ cảm xúc, đơ, Cóng người
- Cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú với công việc hằng ngày
Các triệu chứng tăng cảnh giác:
- Hay giật mình
- Khó ngủ
- Khó tập trung
- Quá cảnh giác, thận trọng, đề phòng
- Cáu kỉnh, dễ nổi nóng
- Trầm cảm, tuyệt vọng
Dấu hiệu phụ khác:
- Đau đầu
- Trống ngực, tim đập nhanh
- Bất ổn, lo âu
- Cảm thấy tội lỗi khi sống sót
Chẩn đoán
Đối với trẻ trên 6 tuổi và người lớn:
A. Trải nghiệm các tình huống nguy hiểm đến tính mạng, trấn thương nghiêm trọng hoặc bạo lực Tình dục theo một vào cách sau:
- Trực tiếp trải nghiệm thực tế
- Trực tiếp chứng kiến người khác trải nghiệm
- Được biết người thân trong gia đình hoặc bạn thân trải nghiệm tình huống sang chấn
- Nghe/ chứng kiến nhiều lần chi tiết về các tình huống sang chấn (không bao gồm truyền thông)
B. Tối thiểu 1 triệu chứng gợi nhớ sang chấn bắt đầu sau trải nghiệm tình huống sang chấn
- Tái lặp sự căng thẳng, lo lắng khi nhớ lại tình huống
- Sợ hãi, mơ thấy tình huống
- Cảm thấy sự kiện tái hiện lại (ảo thanh, ảo giác)
- Rất căng thẳng, sợ hãi khi đối mặt với những việc, những vật làm gợi nhớ sự kiện
- Có những phản ứng cơ thể khi đối mặt với những việc, những vật gợi nhớ sự kiện
C. Sau trải nghiệm tình huống sang chấn, cá nhân thường xuyên né tránh các kích thích gợi nhớ lại sự kiện. Thể hiện ở 1 trong 2 hoặc cả 2 triệu chứng
- Tránh hoặc cố né tránh những ký ức, ý nghĩ, cảm xúc liên quan đến tình huống sang chấn
- Tránh hoặc cố né tránh những yếu tố bên ngoài (con người/ địa điểm/ câu chuyện/ hành động/...) gợi lại sự kiện sang chấn
D. Thay đổi tiêu cực về nhận thức và tâm trạng liên quan đến tình huống sang chấn, thể hiện tối thiểu 2/7 triệu chứng:
- Không thể nhớ 1 chi tiết quan trọng của tình huống sang chấn
- Ý nghĩ xấu, dai dẳng về bản thân, người khác và thế giới
- Nghĩ sai về nguyên nhân và hậu quả của tình huống sang chấn
- Trạng thái xúc cảm tiêu cực kéo dài
- Giảm hứng thú với các hoạt động quan trọng
- Cảm thấy xa lánh, không thể gần gũi với mọi người
- Không thể có những cảm xúc tích cực
E. Xuất hiện các triệu chứng dai dẳng, tối thiểu 2/5 biểu hiện:
- Khó ngủ
- Cáu kỉnh, dễ tức giận
- Khó tập trung
- Rất tỉnh táo
- Hay bị giật mình
F. Thời gian biểu hiện của các triệu chứng B, C, D lâu hơn 1 tháng
G. Các triệu chứng làm suy giảm chức năng xã hội, anh hưởng đến công việc, cuộc sống hằng ngày
H. Các triệu chứng không phải do tác dụng của thuốc gây nên
Đối với trẻ 6 tuổi và dưới 6 tuổi:
A. Cá nhân có những trải nghiệm liên quan đến sự kiến sang chấn
- Trải qua, chứng kiến hoặc đối mặt với sự kiện thực tế đe dọa đến sự sống hoặc tổn hại nghiêm trọng đối với bản thân mình hoặc người khác
- Cá nhân có phản ứng cảm xúc sợ hãi, kinh hãi, tuyệt vọng khi đối mặt với sự kiện
B. Sự kiện sang chán tái diễn dai dẳng theo 1 trong những cách sau:
- Luôn căng thẳng, lo lắng khi nhớ lại sự kiện
- Sợ hãi, mơ thấy sự kiện
- Cảm thấy sự kiện tái hiện lại (ảo thanh, ảo giác)
- Rất căng thẳng, sợ hãi khi đối mặt với những việc, những vật làm gợi nhớ sự kiện
- Có những phản ứng cơ thể khi đối mặt với những việc, những vật gợi nhớ sự kiện
C. Thường xuyên tránh né các kích thích gợi lại sang chấn
- Tránh nói đến, ý đến những gì gợi lại sự kiện sang chấn
- Tránh những hoạt động/ địa điểm/người gợi lại sự kiện sang chấn
- Không thể nhớ các chi tiết sự kiện sang chấn
- Không còn hứng thú tham gia các hoạt động
- Cảm thấy mọi người xa lánh mình
- Khó bộc lộ cảm xúc
D. Xuất hiện các triệu chứng dai dẳng, tối thiểu 2/5 biểu hiện:
- Khó ngủ
- Cáu kỉnh, dễ tức giận
- Khó tập trung
- Rất tỉnh táo
- Hay bị giật mình
E. Thời gian biểu hiện của các triệu chứng B, C, D lâu hơn 1 tháng
F. Các triệu chứng làm suy giảm chức năng xã hội, anh hưởng đến công việc, cuộc sống hằng ngày
G. Các triệu chứng không phải do tác dụng của thuốc gây nên
Điều trị
Tham vấn, trị liệu cá nhân; tham vấn. trị liệu nhóm; sử dụng thuốc
Nguyên nhân
Rối loạn stress sau sang chấn hay Hậu chấn tâm lý là một rối loạn tâm lý, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đã kết thúc từ lâu. Bệnh hay gặp ở những người từng trải qua các biến cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần hoặc/và thể chất như thiên tai, chiến tranh, bạo hành, tai nạn. Theo WHO có 6 loại nạn nhân chịu tác động của thảm họa:
- Nạn nhân loại I: Người trực tiếp bị nạn
- Nạn nhân loại II: Người thân của nạn nhân
- Nạn nhân loại III: Người đến cứu hộ, cứu nạn
- Nạn nhân loại IV: Các thành viên trong cộng đồng
- Nạn nhân loại V: Người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm hoạ
- Nạn nhân loại VI: Người tình cờ liên quan đến thảm hoạ
Có tới 7-9% dân số mắc PTSD, trong đó có tới 30% là lính chiến đấu, 50% - 80% là nạn nhân của quấy rối tình dục.
Phòng ngừa
Tham vấn, trị liệu tâm lý cá nhân; tham vấn, trị liệu tâm lý nhóm.
Sử dụng: thuốc trống trầm cảm: nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Tricyclic antidepressant): amitriptyline (Elavil), amoxapine, desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan) imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pamelor), protriptyline (Vivactyl), trimipramine (Surmontil); Beta-blockers, Clonidine, Prazosin, Gabapentin