Tên gọi khác: Sa tử cung, Sa dạ con, Sa sinh dục
Triệu chứng
Triệu chứng tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh. Triệu chứng thường là khó chịu, nặng bụng dưới, đái rắt, đái són, đái không tự chủ, có khi đại tiện khó.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị
Đối với những trường hợp sa sinh dục ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị nội khoa với các biện pháp: thể dục liệu pháp
Tổng quan
Sa tử cung, Sa dạ con, Sa sinh dục hay Prolapsed uterus là bệnh gì?
Sa sinh dục còn gọi là sa tử cung, nhưng gọi sa sinh dục thì đúng hơn, vì trong nhiều trường hợp không những chỉ sa tử cung, mà còn sa cả thành trước âm đạo kèm theo có sa bàng quang và sa cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng. Bệnh thường gặp ở những người chửa đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày và những lần đẻ trước không không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật.
Triệu chứng
Triệu chứng tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh. Triệu chứng thường là khó chịu, nặng bụng dưới, đái rắt, đái són, đái không tự chủ, có khi đại tiện khó.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Chẩn đoán chủ yếu dựa trên khám lâm sàng.
Xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung: loại trừ tổn thương ác tính cổ tử cung.
Thăm dò niệu động học: khảo sát tình trạng són tiểu.
Điều trị
Đối với những trường hợp sa sinh dục ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị nội khoa với các biện pháp: thể dục liệu pháp, đeo dụng cụ đỡ tử cung chất dẻo, dùng Estrogrn, ngâm tầng sinh môn và khối sa sinh dục hàng ngày trong dung dịch sát trùng... Trong trường hợp nặng hơn có thể cần phẫu thuật.
Nguyên nhân
Sa sinh dục còn gọi là sa tử cung, nhưng gọi sa sinh dục thì đúng hơn, vì trong nhiều trường hợp không những chỉ sa tử cung, mà còn sa cả thành trước âm đạo kèm theo có sa bàng quang và sa cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng.
Sa sinh dục là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt nam, nhất là phụ nữ ở nông thôn, trong lứa tuổi từ 40 - 50 trở lên chiếm khoảng 5 - 8%. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Bệnh thường gặp ở những người chửa đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày và những lần đẻ trước không không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật.
Phòng ngừa
Chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, đẻ không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật, rách tầng sinh môn không khâu.
Lao động nặng hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng, đè vào đáy chậu còn mềm yếu dễ gây nên sa sinh dục.
Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên: mang vác, gánh gồng nặng, táo bón trường diễn, ho kéo dài, những người bán hàng rong thường xuyên ngồi bệt trên lề đường…
Rối loạn dinh dưỡng ở người già, hệ thống treo và nâng đỡ tử cung suy yếu.
Ngoài ra có thể do cơ địa bẩm sinh ở người chưa đẻ lần nào.
Điều trị
Không nên đẻ sớm quá, đẻ nhiều quá, đẻ dày quá. Phải đẻ ở nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đỡ đẻ đúng kỹ thuật.
Không nên để chuyển dạ quá dài, không để rặn đẻ quá lâu.
Các thủ thuật sản khoa phải làm đúng chỉ định, đúng kỹ thuật và đủ điều kiện tránh gây sang chấn cho âm đạo và tầng sinh môn.
Nếu rách tầng sinh môn, dù nhỏ cũng phải khâu lại.
Sau đẻ không nên lao động quá sớm và quá nặng.
Cần phát hiện và điều trị sớm các bệnh mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên (táo bón trường diễn, ho kéo dài…) là nguyên nhân dẫn đến sa sinh dục.